FANTASY bookcentre - Khơi nguồn trí tuệ!

Đến với FBC bạn sẽ được chăm sóc và phục vụ tận tình!
dù bạn chỉ ghé qua để hỏi thăm; đó là cam kết của chúng tôi

Add
: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Đối tác : Nhà sách Thế Giới ;

search

29 thg 12, 2009

Những trận chiến của Napoleon (part V)

Trận Ulm (1805)




Napoleon lên ngôi hoàng đế

Đây là chiến địch đầu tiên của Napoleon trong vai trò hoàng đế Pháp.Sau khi biết tin chính xác quân Nga tiến sang nước Áo, Napoléon bỏ ý định tiến sang nước Anh và hướng các lực lượng chính của mình ra chống lại cuộc liên minh quân sự lần thứ 3 (Nga - Áo). Kế hoạch của Napoléon là tiến hành phòng thủ ở Italia và tập trung lực lượng chủ yếu dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình trên mặt trận Nadube. Về mặt chiến dịch, chiến thuật, Napoléon chủ trương tìm cách không cho liên minh sát nhập lại với nhau và dự định dùng cách đánh tỉa để buộc đối phương rời ra từng mảnh.

Thực hiện kế hoạch trên, theo lệnh Napoléon từ trại Boulogne (Tây Bắc Pháp), đại quân Pháp gồm 7 quân đoàn (186000 người) chia làm nhiều ngả, hành quân cấp tốc tiến về sông Danube có vị trí Ulm (Nam nước Đức) kiên cố án ngữ sườn bên trái. Chưa đầy 3 tuần lễ, một đoàn quân to lớn đối với thời bấy giờ đã di chuyển từ biển Manche đến sông Danube (hơn 1200 km) mà hầu như không có bệnh binh và người đi rớt lại phía sau. Đây là điều bất ngờ đối với khối liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - Áo). Nhờ có kế hoạch hành quân cấp tốc, tất cả đã đến nơi tập trung xung quanh thành Ulm và dồn tướng Áo là Mack cùng phần lớn quân Áo như bị nhốt trong một cái túi.




Quân đoàn của Sout và Lannes cũng như kỵ binh của Murat đã vượt sông Danube và bất ngờ xuất kích vào sau lưng quân của Mack. Thấy tình hình nguy khốn, một bộ phận quân Áo chạy thoát về phía Đông, nhưng dại bộ phận bị vây dồn vào Ulm. Xung quanh Mack, vòng vây ngày càng thịt chặt. Mark muốn phá vây chạy trốn nhưng bị một tên gján điệp của Napoléon là Sunmaixte đánh lừa. Tên này quả quyết xin Mark cố thủ và chẳng bao lâu nữa Napoléon sẽ phải bỏ vây vì ở Paris đang có biến nổ ra một cuộc chống lại ông ta và thế là Mark đã trúng kế.

Ngày 15/10/1805, Nây và Lannes chiếm các cao điểm xung quanh Ulm. Tình thế của Mack trở nên tuyệt vọng. Napoléon cho người đến thương lượng đòi Mark phải đầu hàng và dọa nếu buộc phải đánh vào thì sẽ tiêu diệt hết. Ngày 20/10/1808, Mack đầu hàng, Napoléon thả cho Mark về, còn tù binh thì đưa sang Pháp.

Không nán lâu ở Ulm, Napoléon tiến thẳng đến Viên theo hữu ngạn sông Danube. Trong lúc truy kích, quân Pháp còn bắt thêm được rất nhieu tù binh. Số tổn thất của quân Áo lúc này đã lên tới 61000 người (32000 người ở Ulm, 29000 người bị bắt trước khi thành Ulm thất thủ) chưa kể số bị thương, bị chết, mất tích và một số bị bắt trong quá trình truy kích.

tienfbc - sưu tầm


FBC : Những chuyện chưa được biết về hoàng đế NAPOLEON - (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Những trận chiến của Napoleon (part IV)

Trận Marengo (1800)





Đây là trận đánh quan trọng đầu tiên của Napoleon trong cương vị Tổng tài của nước Pháp.Trận đánh khởi đầu vào buổi sớm ngày 14 tháng 6 năm 1800 ở gần Marengo.Napoleon có cả thảy 20.000 quân và chỉ điều động bộ phận pháo loại tồi nhất cùng vượt đèo Grăng Xanh Béc-na với ông hồi tháng 5, còn pháo binh chủ lực đã hành quân đến chậm vì bị mắc vây và đánh chiếm một cứ điểm mạnh trong núi che chở cho quân áo. Trong khi tướng Áo Melas chỉ huy một đạo quân 30.000 người và 100 cỗ pháo có đầy đủ đạn dược thì Napoleon lại còn phải giao cho tướng De Saix một phần trong số pháo tồi của mình. Thế là Napoleon chỉ có 15 khẩu pháo để chống với 100 khẩu của quân áo.


Quân Pháp vừa đánh vừa lùi và giáng cho quân địch những đòn đích đáng, nhưng bản thân cũng bị thiệt hại nặng. Đến hai giờ chiều, trận đánh xem chừng thất bại, không thể cứu vãn được. Quá ba giờ, Melas ca khúc khải hoàn, cử người về Viên báo tin quân áo toàn thắng, thu nhiều chiến lợi phẩm và tù binh, tướng vô địch Napoleon đã thất bại. Tình trạng hỗn độn đã bao trùm lên tổng hành dinh quân đội Pháp. Napoleon giữ thái độ bình tĩnh, vừa nhắc nhở cần phải cầm cự, vì trận đánh chưa kết thúc. Và đến ba giờ chiều, tình thế đột nhiên thay đổi một cách bất ngờ, bởi sư đoàn De Saix được phái xuống phía nam để cắt đường rút lui của quân địch đang từ Giên trở về cấp tốc hành quân quay trở lại, đã công kích ồ ạt vào quân áo đúng giờ phút quyết định chiến trường.







Quân áo hết sức tin tưởng vào sự toàn thắng của họ đến nỗi lúc ấy có nhiều đơn vị quân đội áo cho toàn thể đơn vị bố trí chuẩn bị nghỉ ngơi và ăn chiều. Bị sư đoàn tinh nhuệ của De Saix ập đánh và tiếp đó là tất cả các đơn vị của Napoleon cũng đánh vào, quân đội áo hoàn toàn bị đánh bại. Năm giờ chiều, quân áo bỏ chạy, bị kỵ binh Pháp truy kích. Tướng De Saix hy sinh ngay từ phút đầu của trận đánh,Napoleon đã bật khóc khi biết tin đó.


Nước Áo bị bắt buộc phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền sông Rhine, dãy núi Alps và dãy núi Pyrenées.


 Tienfbc - sưu tầm



FBC : Những chuyện chưa được biết về Hoàng Đế Napoleon - (trong kho)







Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa


Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000


Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Những trận chiến của Napoleon (part III)

Viễn chinh xâm lăng Ai Cập (1798-1799)


 




Vào tháng 5 năm 1798, Napoléon bắt đầu cuộc viễn chinh tại Ai Cập với 38,000 quân. Các chiến thắng bắt đầu: pháo đài Malta của các hiệp sĩ Hospitallers (the Knights Hospitallers of St. John of Jerusalem) bị thất thủ vào ngày 10-6-1798, rồi thành phố Alexandria của Ai Cập đầu hàng vào ngày 1 tháng 7. Napoléon đã đánh bại các kẻ cai trị xứ Ai Cập có tên là nhóm Mamelukes, trong trận đánh tại các Kim Tự Tháp gần thành phố Cairo.Quân Mamelukes đã chạy trốn về phía nam, bỏ lại một phần pháo binh (40 khẩu pháo). Mấy nghìn xác chết phủ kín chiến trường. Rồi đồng bằng sông Nile bị chinh phục rất nhanh chóng.




 




Nhưng, vào ngày 1-8-1798, hạm đội Pháp bỏ neo tại Vịnh Abu Qir đã bị hoàn toàn phá hủy bởi hạm đội Anh của Đô Đốc Horatio Nelson trong trận thủy chiến “Dòng Sông Nile” (the Battle of the Nile) khiến cho đoàn quân Pháp bị mắc kẹt trong miền đất mà họ đã chinh phục được và bị cắt đứt các nguồn tăng cường và tiếp tế. 

Cũng vào thời gian này, Napoléon đã cố gắng đưa vào xứ Ai Cập các định chế chính trị, cách quản trị và tài năng kỹ thuật của tây phương. Quốc gia bảo hộ Ai Cập là Thổ Nhĩ Kỳ bèn liên minh với các nước Anh, nước Nga và tuyên chiến với nước Pháp vào tháng 9 năm đó. Để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào xứ Ai Cập và có lẽ cũng vì muốn trở về đất Pháp bằng con đường Anatolia, Napoléon đã đưa quân qua Syria vào tháng 2 năm 1799, tiến tới pháo đài Acre (ngày nay là Akko, thuộc nước Do Thái) và đoàn quân Pháp đã bị chặn đánh thảm bại tại nơi này.Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu, ngày 20 tháng 5 năm 1799, quân Pháp phải bỏ cuộc bao vây, tổng cộng quân Pháp đã mất 3.000 người. Bên bị bao vây còn thiệt hại lớn hơn thế nữa.


Napoléon đành phải rút về Ai Cập và khi tới Abu Qir, gần Vịnh Abu Qir, ông đã đột kích và tiêu diệt gần 15.000 quân Thổ vào ngày 25 tháng 7 năm 1799.


Vào tháng 8 năm 1799,Có nhiều âm mưu phản cách mạng. Chế độ Cộng Hòa đang cần cấp cứu.Hội Đồng Chấp Chính đã ra lệnh cho Napoléon trở về . Tháng 8 năm 1799, Napoléon Bonaparte lên tầu, lẻn về Pháp, giao quyền chỉ huy đoàn quân Ai Cập cho Tướng Jean Kleber.


Tienfbc - sưu tầm


FBC : Nhưng câu chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon - (trong kho)







Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa


Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000


Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Những trận chiến của Napoleon (part II)

Chiến dịch ITALY (1796-1797)









Đây là chiến dịch đầu tiên trong đời của Napoleon. Nó bắt đầu vào ngày 11/3/1796 khi ông nhận lệnh từ viện Đốc chính, tức 3 ngày sau khi ông kết hôn với Josephine.


Nhưng ngay khi đặt chân đến đơn vị của mình, rắc rối đầu tiên đã xảy ra. Đơn vị do ông chỉ huy rơi vào tình trạng đến nỗi không khác gì một đám đói rách. Nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi. Binh lính đói rách, nghèo khổ, thậm chí cả một tiểu đoàn không có giày. Nạn bóc lột, ăn hối, ăn cắp vặt...... diễn ra từng ngày. Các tướng lĩnh lại không ưa Napoleon vì họ thấy phải phục tùng một thắng nhóc 27 tuổi là sự sỉ nhục.


Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Napoleon vẫn rất bình tĩnh. Ông đến từng đơn vị động viên binh lính và cố gắng phát lương cho họ. Ông thay những khẩu pháo cũ kĩ bằng những khẩu pháo mới và mạnh hơn.Ông dùng nhiều cách để kích động, lấy tinh thần binh sĩ và xử bắn những kẻ nổi loạn. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, quân đội của ông đã đâu vào đấy.


Ngày 9/4/1796, Napoleon quyết định vượt núi Aples cùng với quân đội cuả mình. Chiến dịch thật sự bắt đầu.


Đây là một cuộc hành quân gian khổ. Tuy vậy, quân đội Pháp đã vượt qua trong 6 ngày. Ngay sau đó họ đã có một trận đấu với quân Áo và quân Piemont và sau đó quân Pháp đã chiếm được vùng đất phì nhiêu này. Không dừng ở đó, Napoleon thúc quân đi đánh chiếm Milan đang nằm trong tay quân Áo. Với sự nghi binh tài tình, Napoleon đã dẫn binh lính vượt qua sông Po thành công và tiến sát vào Milan hơn. Sau thất bại này, quân Áo rút qua sông Ada cố thủ, ngăn không cho quân Pháp tiến lên. Ngày 10/5/1769 quân Pháp và Áo đánh nhau đẫm máu ở cầu Lodi bắc qua sông Ada.Trước khi trận đánh nổ ra, Napoleon đã đích thân đi trinh sát trận địa và đã tự tay bố trí trận địa pháo binh. Ông căn đo thật kĩ và chính xác vì ông biết chỉ có hoả lực pháo binh mới hạ được quân Áo.







Đúng như ông dự kiến, hoả lực mạnh mẽ của pháo binh Pháp đã làm tê liệt quân Áo.Lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở đầu cầu thì Napoleon, dẫn đầu một tiểu đoàn cận vệ, xông tới dưới làn mưa đạn, 20 khẩu pháo của quân áo nhả đạn quét sạch cầu và lân cận. Lính cận vệ, do Napoleon dẫn đầu, đã chiếm được cầu và đánh bật được quân áo ra xa. Sau một ngày đánh nhau đẫm máu, Quân Áo vỡ trận bỏ chạy bỏ lại trên chiến trường 15 khẩu pháo và chừng 2.000 người vừa bị chết và bị thương. Napoleon tung quân truy kích và chiếm Milan ngày 15/5/1796. Vùng Lombardie rơi vào tay quân Pháp.







Nước Áo, sau thảm bại ở Milan, đã quyết định phục thù. Họ liền thay đổi tướng viên tướng già bằng một viên tướng trẻ mới và tăng cường thêm hỏa lực, bổ sung thêm quân. Để đối đầu với quân Áo mạnh hơn hẳn, Napoleon đã quyết định dùng kế để thắng. Ông ra lệnh cho binh sĩ rút khỏi thành Mantova, để lại một lượng lớn pháo và vũ khí. Khi tiến vào,quân Áo thâý thành trống trơn, tưởng đối phương đã rút lui liền mừng ra mặt. Và họ đã phạm sai lầm khi chia quân ra truy kích. Chỉ chờ thời cơ này, Napoleon liền phản công bằng cách diệt từng cánh quân đối phương. Vì vậy, chỉ mất 6 ngày, quân Pháp đã diệt gọn 20 ngàn lính Áo. Quân Pháp thừa thắng tiến lên tấn công tàn quân Áo đã chạy về thành Mantova. Sau khi bao vây suốt năm tháng trời, triều đình Áo cử ngay 40 ngàn quân đến giải vây. Ngaỳ 15/11/1796 tại cầu Arcole đã diễn ra trận đánh đẫm máu kéo dài đến ngày 17/11/1796. Quân Áo đại bại, phải đầu hàng vô điều kiện.







Napoleon đã vượt qua những thử thách máu lửa đấu tiên ở nước Italy khi mới 27 tuổi. Sang năm 1797, được sử phê chuẩn của phủ đốc chính, Napoleon dẫ quân tiến vào nước Áo. Cả triều đình Áo hoảng sợ, rối loạn và phải cầu hòa.


Tháng 7/1797, hai nước Pháp-Áo kí hiệp ước đình chiến, chiến tranh kết thúc.


 Tieenfbc - sưu tầm



FBC : Những câu chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon (trong kho)








Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa


Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000


Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Những trận chiến của Napoleon (part I)



 


Dưới chế độ quân chủ Bourbon, Napoléon có rất ít hy vọng được thăng cấp nhưng khi cuộc Cách Mạng Pháp lên cao độ vào ngày 10-8-1792 với chế độ quân chủ đã bị lật đổ và một nước Cộng Hòa được thành lập, thì đây là cơ hội rất tốt, có tính quyết định đối với cuộc đời của Napoléon và đã mở ra để Napoléon tiến lên đài vinh quang với những trận đánh nổi tiếng....


Trận Toulon (1793)





Đây là trận đánh đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu của một tài năng quân sự sẽ làm rung chuyển châu Âu trong suốt gần 2 thập kỷ tiếp theo. Lúc này sau cách mạng Tư Sản 1789, ở Marseille có cuộc nổi dậy của những người ủng hộ hoàng gia được sự hậu thuẫn của người Anh, Sau khi tướng Carteaux giải phóng Marseille vào ngày 25-8, phe bảo hoàng đã kịp giao Toulon cho quân Anh, Hạm đội hải quân hoàng gia đã thả neo, đổ bộ một bộ phân quân lính tăng cường cho lực lượng vốn đã rất đáng gờm ở đây.


Cảng Toulon lúc đó chiếm một vị trí quan trọng, trấn giữ vùng Địa Trung Hải và 1/3 số chiến thuyền của Pháp đóng tại đây. Đô đốc Samuel Hood và tướng O'Hara phía quân Anh đã củng cố lại các pháo đài, trang bị với các khẩu thần công lớn yểm trợ nhằm ngăn cản nỗ lực chiếm lại cảng của quân cộng hòa.

Phía Pháp tướng Carteaux vốn bất tài, ngay khi Napoleong lúc đó đang là đại úy thăm các ụ pháo do ông này bố trí xây dựng đã thấy ngay tầm bắn của đạn pháo không thể với tới các chiến thuyền Pháp. Trước đó Napoleong đã gửi về bộ trưởng chiến tranh ở Paris đề xuất một mô hình lò có khả năng nung đỏ đạn đại bác đến mức có thể làm cháy thuyền địch. Mặc dù bị Carteaux gây cản trở nhưng Bonaparte vẫn được tín nhiệm thăng cấp thiếu tá chỉ huy pháo binh.




Quân Anh chủ động tấn công vào các ụ pháo của quân Pháp nhưng tổn thất nặng nề, Napoléong truy quét và bắt được tướng O'Hara. Pháo Binh Pháp bắt đầu tấn công vào hai pháo đài Éguillette và Balaguir, vốn ở vị trí then chốt có thể hỷ diệt mọi tàu bè tiến vào cảng. Quân Anh cũng trả đũa bằng phản pháo.

Vào giữa đêm 16/12 Bonaparte dẫn đầu một tiểu đoàn bộ binh tấn công vào đánh vào điểm cao Caire và chiếm pháo đài nhỏ Gibraltar. Sau đó chính những thần công của Anh được quay nòng về chính phía họ. Bonaparte mặc dù bị thương ở đùi vẫn thừa thắng dẫn bộ binh đánh thẳng vào hai pháo đài Éguillette và Balaguir. Quân Anh hoảng loạn bỏ chạy để lại toàn bộ số thần công còn chưa dùng đến. Ngay lập tức các hạm đội Anh trong cảng bị pháo binh tấn công. Ngày hôm sau cũng với chiến thuật như vậy Napoléon chiếm tiếp pháo đài Malbosquet, các chiến thuyền Anh phải bỏ chạy trước khi đốt cháy các chiến thuyền Pháp.

Napoléon được thăng lên cấp tướng chỉ huy lữ đoàn. Khi đó ông mới 24 tuổi.




Tienfbc - sưu tập




FBC : Những chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội - hotline: 0912820263 - email: tienfbv@gmail.com

Điều tra về cái chết của Napoleon







Napoleon Bonaparte


Thầy thuốc riêng của Napoleon báo cáo trong giấy chứng tử của ông rằng nguyên nhân cái chết là do bệnh ung thư dạ dày, tuy nhiên các nhà khoa học, các sử gia... đều nghi ngờ kết luận này trong suốt hai thế kỷ qua. Và nhiều người vẫn chắc rằng Napoleon đã bị đầu độc.


Bị đầu độc bằng Asen?


Nghiên cứu những mẫu tóc được bảo quản của Napoleon, người ta phát hiện ra nguyên tố Asen - một loại chất độc với nồng độ cao hơn mức bình thường 38 lần. Điều đã gây nghi ngờ rằng phải chăng những người Anh bắt giam Napoleon đã đầu độc ông.


Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác cũng tìm thấy kết quả về nồng độ chất độc tương tự như vậy ở những mẫu tóc từ năm 1805.


Trong cuộc điều tra do người đứng đầu khoa chất độc cơ quan cảnh sát Paris thực hiện, họ cho rằng tỉ lệ chất độc Asen là do rượu và thuốc nhuộm tóc. Vào đầu những năm 1800, chất Asen cũng được dùng để chữa trị bệnh giang mai mà Napoleon rất có thể đã bị mắc phải.


Người đưa ra phản bác với những lý lẽ thuyết phục nhất là Tiến sĩ Robert Genta ở trung tâm y tế tây nam thuộc đại học Texas ở Dallas. Ông cho rằng thầy thuốc của Napoleon đã kết luận đúng về căn bệnh ung thư bao tử giai đoạn cuối.
  
 Minh chứng cho kết luận về bệnh ung thư







Những sự thực mà ít nhất các sử gia đều phải công nhận:


Thống trị Châu Âu và rồi bị đánh trả lại, cuối cùng Napoleon bị bại trận ở Waterloo vào năm 1815. Sau đó, ông bị bỏ tù và đi lưu đầy tới Saint Helena, một đảo xa xôi ở nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Châu Phi 1.700 dặm.


Những người Anh bắt giữ ông muốn cách ly Napoleon thật xa những con đường vì ông đã từng trốn thoát khỏi đảo Elba ở Địa Trung Hải.







Trong 6 năm cuối đời, Napoleon thường hay ốm đau và trầm trọng nhất vào sáu tháng trước khi mất. Thầy thuốc lúc bấy giờ của Napoleon, Francesco Antommarchi, thông báo rằng ông hay bị đau bụng và nôn mửa, toát mồ hôi về đêm và yếu đi rõ rệt.


Những triệu chứng trên đều liên quan tới bệnh ung thư dạ dày.


Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Genta còn thử tìm bằng chứng qua những chiếc quần của Napoleon ở Bảo tàng Châu Âu.


Họ tìm thấy 12 chiếc của Napoleon, trong số đó có 8 cái ông mặc khi bị đầy ở đảo Saint Helena. Họ nhận xét rằng vào sáu tháng cuối đời, vòng eo của ông từ 109 cm giảm xuống còn 96 cm.


Bằng phương pháp tính toán, họ ước lượng Napoleon đã tụt đi hơn 13 cân trong khoảng thời gian đó - điều này lại một lần nữa rất phù hợp với chẩn đoán về căn bệnh ung thư dạ dày đang ở giai đoạn cuối.







Theo ABC News - Tienfbc sưu tầm







FBC : Những chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon (trong kho)







Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa


Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000


Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com 

Bí mật xung quanh bệnh án của Napoleon




 


NAPOLEON BONAPARTE  1769 - 1821



Các cuộc mây mưa của hoàng đế Pháp Napoleon thường kết thúc rất nhanh chóng, và năm 42 tuổi thì ông mắc chứng liệt dương. Tuy có một quý tử với Marie Louise nhưng ông vẫn bị đồn đại là người đồng tính luyến ái.


Từng là một vị hoàng đế với sự nghiệp quân sự lẫy lừng nhưng cuối đời, Napoleon Bonapart phải sống cảnh lưu đày trên đảo Saint-Helène và mất ở đó vào năm 1821, lúc 52 tuổi. Xung quanh vấn đề sức khỏe và cái chết của ông vẫn tồn tại nhiều nghi án.


Napoleon nổi tiếng là người tham việc, hằng ngày ông làm việc khoảng 20 tiếng, chỉ nghỉ vài tiếng. Ông có trí nhớ phi phàm, trí óc rất linh hoạt, có khả năng đọc rất nhanh những ý nghĩ trong đầu cho thư ký ghi chép, cùng một lúc đọc cho nhiều thư ký về những vấn đề khác nhau.


Có tài liệu nói, hằng ngày Napoleon ông phải ký rất nhiều văn bản vì không có ngự tiền văn phòng để ký thay; phải đọc và phê duyệt rất nhiều báo cáo, tờ trình, chủ trì nhiều cuộc họp với các cán bộ cao cấp hoặc hội đồng quốc gia. Đó là chưa kể ông trực tiếp tham gia các cuộc viễn chinh dài ngày.







Thế mà Napoleon lại là người có sức khỏe không tốt lắm. Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy. Một người bạn gái của nhà văn Stendhal, từng gặp Napoleon năm 1795 (lúc ông 26 tuổi) đã diễn tả: “Đó là con người gầy nhất mà tôi gặp lần đầu trong cuộc đời!”. 

Napoleon bị chứng viêm bàng quang nên rất khó đi tiểu. Nói với thầy thuốc, ông kể: “Ta luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại bí, nên đau không chịu được”. Để giảm đau, thầy thuốc yêu cầu ông ngâm mình vào một thùng to đầy nước ấm, do đó Napoleon có thói quen tắm nước nóng khá lâu. Căn bệnh đi tiểu nhỏ giọt này đã ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy trận đánh ở Nga, khi ông bị đau nên thiếu quyết đoán, phản ứng chậm trước diễn biến của chiến trận.


Ngoài ra Napoleon còn bị táo bón nặng, gây trĩ chảy máu. Ông bị táo từ thuở nhỏ và ngày càng diễn biến xấu hơn. Để chữa trị, bác sĩ cho ông dùng nước đun sôi để nguội pha với dung dịch acetat chì tẩm vào một mảnh vải để rửa, và dùng đỉa để hút máu. Do bị giãn tĩnh mạch vùng hậu môn nên trong trận Waterloo, ông phải ngồi xe thay vì cưỡi ngựa để chỉ huy (vài năm trước, ông dư sức cưỡi ngựa hơn 10 giờ mỗi ngày, đi những chặng đường dài dằng dặc).


Từ năm 1804, Napoleon tăng cân nhanh chóng nên các thầy thuốc buộc ông ăn với chế độ thanh đạm. Napoleon còn từng bị sốt rét 2 lần, bị ghẻ và sau đó là chứng ngứa toàn thân buộc ông phải gãi liên tục trước mặt một số cận thần. Hoàng đế Pháp còn có triệu chứng viêm gan (da vàng); có người còn cho ông bị lao với triệu chứng ho dai dẳng. Ông cũng là người thần kinh có vấn đề, hay lên cơn kích thích quá đáng, giận dữ thái quá và thỉnh thoảng trầm uất.


Đời sống tình dục của Napoleon cũng có nhiều vấn đề tế nhị. Ông là người kết thúc rất nhanh chóng chuyện ái ân và năm 42 tuổi bị mắc chứng liệt dương. Tuy có một quý tử với Marie Louise nhưng ông vẫn bị đồn đại là người đồng tính luyến ái. Sĩ quan hầu cận Napoleon toàn là những người có dáng đàn bà, trong đó người được sủng ái nhất là Gurga, thường biểu lộ những cử chỉ ghen tuông khi thấy Napoleon “âu yếm” những sĩ quan trẻ đẹp.


Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với kích thước chiều cao khiêm tốn: 1,57m.
Do lắm bệnh nên Napoleon có khá nhiều thầy thuốc chuyên khoa săn sóc sức khỏe, nhưng ông không có thiện cảm với ngành y. Hoàng đế Pháp từng nói với cận thần: “Hóa học là mánh khóe của y khoa, còn y khoa là môn khoa học của những kẻ giết người!”.


Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nhận định: Chính sức khỏe đã ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng chỉ huy chiến trận của Napoleon, làm ông thất bại trong những trận đánh quan trọng”.


Nghi án quanh cái chết của Napoleon







Đây là một trong những cái chết gây nên nhiều tranh cãi cho hậu thế, gần 200 năm sau vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân tử vong: do bệnh tật hay do bị đầu độc? Đã có tới 4 biên bản khám nghiệm tử thi nhưng nội dung mâu thuẫn nhau. Biên bản số 1 ghi là “gan bị viêm mạn tính”, nhưng biên bản sau lại ghi “mô gan hoàn toàn tốt”.


Phân tích tóc của Napoleon, người ta thấy tỷ lệ arsen cao đột xuất và nghi ngờ ông bị người Anh đầu độc từ từ. Nhiều nhà khoa học không đồng tình với nhận định trên vì thời đó việc dùng arsen còn khá phổ biến, chất này có trong thuốc, dầu chải tóc... Mặt khác, dựa vào hồ sơ y khoa còn lưu trữ, có nhiều chứng cứ cho thấy Napoleon chết vì ung thư dạ dày. Có thầy thuốc cho thủ phạm là bệnh lỵ amíp mà Napoleon mắc phải lúc bị đày ở đảo Saint-Helène, nó gây các ổ mủ ở gan và khiến các nội tạng dính vào nhau. Có người nói Napoleon chết do uống colomel (thuốc nhuận tràng) quá liều.


Hiện nay chuyện về nguyên nhân cái chết của Napoleon vẫn đang còn để ngỏ, chưa có giả thuyết nào được mọi người chấp nhận.


 Tienfbc - sư tập



FBC : Những câu chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon (trong kho)







Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa


Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000


Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Du lịch Đảo Corse








Tuần rồi tôi vừa có cơ hội được ghé thăm đảo Corse trong 3 ngày, một chuyến du lịch ngắn nhưng để lại cho tôi nhiều tình cảm yêu mến hòn đảo xinh đẹp này


Sau khoảng hai giờ bay từ sân bay Charles De Gaulle ( Paris), tôi tới sân bay Bastia ( thành phố cảng) của Corse, tôi cảm nhận được ngay bầu không khí tràn ngập nắng ấm và gió của vùng biển Địa Trung Hải. Trái ngược với thời tiết châu Âu đang trải qua thời kỳ băng tuyết lạnh giá. Từ sân bay về thành phố phải đi một tuyến bus khoảng hơn nửa giờ đồng hồ. Cũng không khó để tìm thấy bus, lên xe mua vé, hỏi bác tài xế xem xe khởi hành lúc nào, thấy bảo chờ cho khách lấy hành lý hết thì chạy, thế là tôi có thời gian đi làm vài kiểu ảnh, và đây, sân bay Bastia







Chiếc bus màu vàng là tuyến bus duy nhất chạy từ sân bay vào thành phố, chiếc xe này mang nhãn hiệu Karosa, chắc hẳn các bạn không quên những chiếc Karosa đã một thời rất thịnh hành ở Hà Nội.


Loay hoay cạnh xe bus, chẳng dám đi xa vì sợ lỡ chuyến ( cứ1 h mới có 1 chuyến) do mật độ du khách tới Corse bằng đường hàng không mùa này không nhiều, thế nên tôi cũng không chụp thêm ảnh, mà  đứng tận hưởng bầu không khí trong lành tuyệt vời nơi đây, tận hưởng chút nắng ấm giữa mùa đông lạnh giá.


Vài phút sau thì những người khách cuối cùng của chuyến bay cũng lần lượt lên hết, hành trình bắt đầu, tôi đã chuẩn bị máy ảnh để tác nghiệp, tiếc là dọc đường về thành phố, xe chạy nhanh  quá nên khó  khăn cho việc chụp hình, chỉ cảm nhận được quang cảnh hai bên đường cũng hoang sơ, không đẹp trù phú như những miền quê châu Âu khác.







Gần vào tới thành phố, có lẽ xe cộ đông nên xe chạy chậm hơn, tôi tranh thủ được vài kiểu:







Vào tới trung tâm Bastia thì trời hơi sẩm tối( chưa tới 5h chiều) nhưng vội vàng đi tìm nhà Gare nên tôi  không chụp thêm được gì, tôi phải tiếp tục đi tới một thành phố khác nằm ở trung tâm của đảo, cách Bastia 70km, Corte.







Corse hay còn gọi là Corsica (tiếng địa phương) có ba hải cảng chính là Bastia, Ajaccio và Calvi, ngoài ra còn rất nhiều thành phố nhỏ xinh đẹp khác, nằm ở trung tâm cua đảo có thành phố Corte và rất nhiều thành phố, làng nhỏ, trong đó có một cái tên mà các bạn chắc nghe tới nhiều: Barchetta.


Tìm được nhà Gare, mua vé tàu đi Corte, tôi nghĩ mình sắp được đi trên tuyến đường sắt huyền thoại của Corse( được xây dựng từ 1855) với những toa xe cổ kính, nhưng hơi thất vọng một chút vì chỉ có cỗ máy diesel ồn ào, không cổ, cũng chẳng hiện đại, trông nó như các bạn thấy ở trên.


Lên tàu, trời tối hẳn. Chạy được một lúc thì phải xuống tàu, đổi qua xe car đi tiếp vì đường sắt đang sửa chữa, khoảng hơn giờ đồng hồ sau thì tới Corte, lúc này trời đã tối hẳn, tôi tìm về khách sạn, chuẩn bị cho một ngày khám phá tiếp theo.





Hôm sau, trời rất đẹp, mây cao, nắng ấm, tôi mang theo máy lên đường



Qua một cây cầu nhỏ bắc ngang con suối, thành phố đã mở ra trước mẳt, thấp thoáng những căn nhà cổ, cả nhà hoang phế, lẫn trong núi đồi, lẫn trong cuộc sống yên bình






 


 


Thành phố rất tĩnh lặng, người đi lại khá thưa thớt, không có bóng dáng của xe bus, taxi ở đây, có cảm giác như những người đi bộ trên phố chỉ toàn du khách. Nhà cửa trong thành phố cũ kỹ, phần đông đã trên trăm tuổi, đặc biệt là cơi nới khá tùy tiện, chuồng cọp nhiều như Kim Liên, Trung Tự, Thành Công mình, chẳng giống như ở các thành phố khác của Pháp, nhà mặt tiền muốn khoan cái lỗ thông gió cũng phải xin phép, thủ tục xây dựng cực kỳ nghiêm ngặt





 


Những con đường nhỏ, những căn nhà cổ kính dẫn tới trung tâm thành phố, càng tới đây càng cảm nhận sự yên tĩnh, không có xe chạy, vài ba người tụ tập ngoài terrasse của các quán cafe, không có nhiều cửa hàng, cửa hiệu












Quảng trường trung tâm xinh xắn, đứng giữa là bức tượng Pascal Paoli tay cầm lá cờ màu trắng in hình người quấn khăn, biểu tượng của đảo.


Hôm nay ở đây rất ít những bóng hồng, có lẽ thành phố chủ yếu là sinh viên, họ đến từ các vùng khác của đảo nên tôi cho là họ về nhà vào dịp nghỉ cuối tuần. Có gặp một đám tang, chỉ có một chiếc xe duy nhất, còn lại là dòng người đi bộ, đa phần là người lớn tuổi, tiếng chuông nhà thờ vang vọng cả thành phố khi đưa tiễn người đã khuất, giống hệt những gì tôi đã thấy như trong bộ phim Bạch tuộc. Tuy nhiên vì tôn trọng nên tôi không chụp ảnh họ.


Ngày hôm sau tôi trở lại Bastia vào buổi sáng. Đi từ Corte lúc 6h50, trời như 5h sáng ở mình, mù mịt, lại cộng thêm mưa khá nặng hạt, sau một hành trình gần 2 h đồng hồ, tôi về tới Bastia. Quãng đường chỉ 70km nhưng trời mưa, xe chạy chậm, và một điều là Corte vẫn chưa có autoroute, đường cao tốc, có thể vì con đường xuyên đảo nối liền các thành phố lớn chỉ cỡ 150km, tuy nhiên điều đó cũng nói lên là Corte nghèo hơn rất nhiều so với phần còn lại của Pháp.


Tôi đến Bastia 8h30 thì trời còn chạng vạng tối, đèn đường vẫn còn, khung cảnh lung linh đón noel, năm mới.





 


Đi bộ lang thang ra phía cầu cảng, tôi gặp chiếc tàu thủy đang lùi vào cảng:












Nằm trải dài theo bến cảng là Quảng trường thánh Nicolas, ở đây có nhiều tượng đài tưởng niệm





 


Quảng trường khá rộng, nhìn thẳng ra biển nên mùa hè ở đây chắc hẳn có nhiều du khách ngồi ngắm cảnh, còn mùa giá rét này, chỉ còn những dãy bàn ghế dài chờ đợi khách, chờ những ngày nắng ấm quay trở lại









Lang thang tiếp qua phố xá trung tâm, đây là quảng trường tòa thị chính, bên cạnh là nhà thờ lớn





Đi một lúc thì tới khu cầu cảng cũ:







 


 


 


Tôi định qua Ajaccio nhưng có lẽ là lần tới đây, vì lần này tôi kết hợp công việc chứ không hoàn toàn  là đi du lịch, tôi tham khảo tư liệu thì biết Ajaccio cũng rất thú vị, đặc biệt mình sẽ tới nơi Napoleon sinh ra. Tôi dự định cuối tháng 3 tới đó, chắc hẳn lúc về cũng tường thuật lại đôi chút với các bạn.


 Nguồn : http://otofun.net/showthread.php?t=138180&page=3




FBC :


Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com


Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa


Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000


Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!