FANTASY bookcentre - Khơi nguồn trí tuệ!

Đến với FBC bạn sẽ được chăm sóc và phục vụ tận tình!
dù bạn chỉ ghé qua để hỏi thăm; đó là cam kết của chúng tôi

Add
: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Đối tác : Nhà sách Thế Giới ;

search

1 thg 1, 2010

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partIII)

Sóng gió nổi lên



Bernanke

Bernanke thừa nhận ông đã không lường trước được nỗi lo sợ về khoản cho vay dưới tiêu chuẩn 1 tỷ đô-la có thể làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu 60 tỷ đô-la, và thị trường cho vay qua đêm có thể kẹt cứng trong một đêm.

Ông không có cùng đức tin lý tưởng rằng thị trường luôn biết điều gì là tốt nhất như Greenspan, nhưng Ben không khỏi ngạc nhiên khi các hãng tài chính có tiếng lại không đánh giá đúng mức rủi ro trong hồ sơ đầu tư của riêng họ, và các chứng khoán hóa nợ, bảo hiểm tín dụng phái sinh và các vũ khí tài chính có sức hủy diệt hàng loạt khác lại tát vào mặt họ.

Khi Bernanke nhận ra thảm họa đang thành hình, ông vẫn cố gắng giữ bình tĩnh dù rằng phải làm việc bảy ngày một tuần, trắng đêm liên tục, hay khi đủ kiểu người trên phố Wall vây quanh ông la ó và chửi thề.

Bernanke cũng quyết định tránh lặp lại những sai lầm mà các thống đốc ngân hàng của những năm 1930 mắc phải - keo kiệt từ chối cung cấp tiền mặt và suy nghĩ cứng nhắc, hạn chế. Ông treo ảnh họ trong văn phòng, chủ trì những buổi thảo luận động não để thu hút những ý tưởng phi chính thống.

Một điều khoản luật mập mờ đã mang lại cho Hội đồng FED gần như toàn quyền xử lý "trong những hoàn cảnh cấp bách, bất thường" và Bernanke đã làm bất cứ điều gì cần thiết. "Trong hoàn cảnh đặc biệt" - Thống đốc NHTW châu Âu Jean-Claude Trichet nhận định - "ông ấy đã làm được những điều phi thường."

Chưa có một vị giám đốc nào của FED kiên trì giải thích hành động của mình cho công chúng như Bernanke, tổ chức họp, viết báo, và trả lời phỏng vấn. Trong suốt năm 2009, ông đã 13 lần ra làm chứng trước Quốc hội và không giống như ngài Greenspan cố tình khoác vẻ khó hiểu, ông đã cố gắng làm cho mọi thứ rõ ràng.

Nhưng điều này cũng khiến nhiều người bối rối, cách đối phó với khủng hoảng bằng tất cả biện pháp nào nếu cần của Cục Dự trữ khiến nó trở thành mục tiêu bàn tán rôm rả.

"Chúng tôi là ngân hàng trung ương xông xáo nhất trong lịch sử thế giới" - Kenvin Warsh, một thành viên Hội đồng Thống đốc và là người bạn tâm giao của Bernanke nhận xét. Cục Dự trữ đã dùng khoản tiền thần kỳ của mình dọn sạch những khoản nợ bất thường trị giá 1,6 nghìn tỷ đô la và mua vào 1,7 nghìn tỷ đô-la tài sản bất thường.

Tại sao lại là Ben Bernanke?



Sau khi rời Harvard với học vị Tiến sĩ, Ben Bernanke giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusett, nơi ông gặp gỡ Anna, một sinh viên đến từ Wellesley, người sau này trở thành vợ ông. Họ có với nhau 2 người con, một đang theo học ngành dược và một vừa tốt nghiệp phổ thông


 Chúng ta cần giải thích tại sao khuôn mặt ông lại xuất hiện trên trang bìa của số báo Time. Nổi lên trong năm 2009 là câu chuyện về nền kinh tế - sự tụt dốc thê thảm của nó, và những điều đã giúp nó trụ nổi trước sóng gió khủng hoảng. Đây là năm chứng kiến sự ngừng sản xuất, phá sản, tịch thu tài sản để thế nợ.
Đây cũng là năm bão lớn đã qua, Dow hồi phục và cảm giác mong manh rằng chúng ta đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất.

Ngay cả những câu chuyện chính trị nóng nhất của năm 2009 - nỗ lực lớn của Đảng Dân chủ, cuộc chuyển giao quyền lực của Đảng Cộng Hòa, các gói kích thích kinh tế, thâm hụt, GM và Chrysler; phản ứng dữ dội về các gói cứu trợ; những cuộc tranh luận nảy lửa xung quanh các vấn đề y tế, năng lượng và điều tiết tài chính; tiếng trống đều đặn thúc giục việc làm, việc làm, việc làm - về bản chất, tất cả đều là những câu chuyện về kinh tế và đó là nền kinh tế của Bernanke.

Lý do chính khiến Ben Shalom Bernanke trở thành Nhân vật của năm 2009 theo bình chọn của Time là vì ông là cầu thủ quan trọng nhất dẫn dắt nền kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới. Đường lối lãnh đạo đầy sáng tạo của ông đã giúp đảm bảo rằng 2009 là giai đoạn phục hồi yếu, chứ không phải giai đoạn suy thoái thê thảm.

Ông vẫn là người nắm quyền lực vô đối đối với đồng tiền của người Mỹ, việc làm của Mỹ, tài sản tiết kiệm của người Mỹ, và tương lai của nước Mỹ. Những quyết định của ông trước đây và sau này sẽ định hình sự thịnh vượng của người Mỹ, hướng đi chính trị và mối quan hệ của người Mỹ với thế giới.

FBC : Chiếc Luxes và cây Ô Liu - Thomas L.Friedman (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partII)

Người đàn ông đến từ phố Main



Sau 8 tháng trên cương vị thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế của cựu Tổng thống Bush, Ben Bernanke chính thức nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau khi cựu Chủ tịch Alan Greenspan nghỉ hưu


Khi còn nhỏ, Ben Bernanke là đứa trẻ thông minh nhất ở Dillon, S.C., một thị trấn thuần nông nhỏ bé nằm ven sông Little Pee Dee. Mẹ ông, bà Edna là giáo viên; còn cha ông, ông Phil là dược sĩ. Sự ham học của Ben được truyền lại từ cha mẹ.

"Lúc nào Ben cũng muốn tôi đọc cho nó nghe" - bà Edna nhớ lại, "rồi một ngày nó nói, Mẹ ơi, con có thể tự đọc được này!". Ben nhảy cóc qua lớp 1 và giành nhiều thành tích xuất sắc trong học tập.

Ngay từ khi đó, ông đã luôn mong muốn được đi tới những vùng đất khác. "Dillon chỉ là một thị trấn tỉnh lẻ miền nam, và bất kỳ ai hiểu chuyện cũng biết Ben hết sức sáng dạ" - người bạn cũ Manning, hiện đang giảng dạy tại MIT, kể lại.

Chính Manning là người đã mở ra một con đường, ông kể cho Bernanke nghe về Harvard và khuyến khích Bernanke xin học ở đây. "Tôi không muốn Ben lãng phí tài năng của mình," Manning giải thích.

Ở Harvard, Bernanke biết rằng ông không còn có thể dễ dàng lấy điểm A mà chẳng học hành gì, học toán theo kiểu tự mày mò không phải là sự chuẩn bị lý tưởng để theo đuổi toán học cao cấp.

Ông nhảy qua ba chuyên ngành - toán, vật lý và tiếng Anh - trước khi dừng lại với kinh tế học. Và rồi ông nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng, tốt nghiệp thủ khoa và làm tiến sĩ tại MIT.

Cuộc đời học giả của Bernanke khá mẫu mực. Ông kết hôn với Anna, giáo viên và cũng là một con mọt sách chẳng kém gì ông. Họ có hai đứa con, người con trai theo học y khoa còn cô con gái vừa tốt nghiệp đại học.

Có phải là một Greenspan thứ hai?



 Bernanke

Bernanke trở thành Giám đốc FED vào thời kỳ hoàng kim của kỷ nguyên Greenspan, ngay sau khi cuốn tiểu sử không tiếc lời ca ngợi "vị nhạc trưởng tài ba" của Bob Woodward ra đời.

Bernanke nhanh chóng nổi lên như một người bảo vệ trung thành FED của Greenspan và các chính sách tiền tệ nới lỏng của nó. Bernanke cho rằng tăng tỷ lệ lãi suất để xì hơi quả bóng dotcom trước khi nó nổ chẳng khác gì dùng chiếc búa tạ để phẫu thuật não.

Ông kêu gọi chuẩn bị vũ khí sẵn sàng chống lại giảm phát, đề xuất những giải pháp giúp FED kích thích nền kinh tế ngay cả khi tỷ lệ lãi xuất tụt xuống còn 0. Khi nhận chức Giám đốc FED năm 2006, ông khẳng định ưu tiên hàng đầu của ông là tiếp tục những chính sách của Greenspan. "Ben và tôi chưa bao giờ bất đồng nặng nề với nhau" - Greenspan cho biết.

Trên thực tế, Bernanke đã tiến hành những thay đổi hết sức tinh vi, ông thúc đẩy sự minh bạch và rõ ràng, phát biểu sau cùng thay vì đầu tiên trong các cuộc học xác lập tỷ giá để tránh áp đặt quan điểm.

Và trong khi Greenspan giữ lập trường không can thiệp về những trách nhiệm bị lờ đi của FED, thì Bernanke lại thực hiện đến cùng những cuộc cải cách cho vay dưới tiêu chuẩn quá hạn lâu năm 2007.

Tuy nhiên, cũng như Greenspan, Bernanke hoàn toàn không có chút dự cảm gì về cơn bão sắp tới. Ông bỏ qua những lời cảnh báo về bong bóng nhà đất, bảo vệ đến cùng quan điểm cho rằng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn mạnh.

Tháng 3 năm 2007, ông cam đoan với Quốc hội rằng "có thể giải quyết vấn đề trên thị trường cho vay dưới tiêu chuẩn". Một ngày trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu nổ ra với sự sụp đổ của một ngân hàng ở Pháp, FED vẫn khẳng định lo ngại chính của cơ quan này là lạm phát.

"Bernanke không hay biết điều gì đang diễn ra" - một thống đốc ngân hàng trung ương nước khác trả lời trên TIME. "Khi nhận ra, Ben thật sự hiểu rõ tình hình và ông ngay lập tức hành động kiên quyết. Nhưng đã mất một khoảng thời gian".


 Tienfbc - sư tầm


FBC : Chiếc Lexus và cây Ô liu - Thomas L. Friedman (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partI)


Nếu không có ông chủ đầy quyền lực của FED - Ben Bernanke - rất có thể cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm nay sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Với nhận định ấy, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn Ben Bernanke là "Nhân vật của năm 2009".




Người đàn ông là Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với cái trán hói, bộ râu màu xám và đôi mắt mệt mỏi ngồi trong văn phòng rộng thênh thang của ông ở Washington DC và nói về kinh tế.

Không có cái vẻ bệ vệ, ông cũng chẳng phải người ăn nói cuốn hút đến độ không dứt ra được. Ông cũng không vênh vênh theo kiểu "hãy nhìn tôi đi", "nghe tôi đây này" - điều thường thấy ở giới quan chức cao cấp tại Washington DC. Lập luận của ông không thiên lệch hay lý tưởng hóa, mà mạch lạch, căn cứ vào các dữ liệu và kết quả của những nghiên cứu mới nhất.

Khi không biết rõ điều gì đó, ông không nói ào ào cho qua đi hay tung hỏa mù mờ mịt. Ông điềm đạm như một giáo sư, điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì ông quả thực là giáo sư.

Nói cách khác, ông không giống với mẫu người môi giới quyền lực điển hình. Ông ngại xuất hiện chốn đông đúc. Ông không hứng thú với những buổi dạ tiệc ở Washington D.C, mà chỉ thích ăn tối bên vợ con. Sau bữa tối, ông và vợ thường chơi ô chữ hoặc đọc sách. Bởi vì ông, Ben Bernanke, là con mọt sách đích thực.

Ông chỉ vô tình là con mọt sách quyền lực nhất trên hành tinh này.

Bernanke, 56 tuổi, là Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), lực lượng quan trọng nhất nhưng lại ít được hiểu rõ, góp phần định hình nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Kể từ khi thị trường tín dụng toàn cầu bắt đầu bùng nổ, vị giám đốc với phong thái ôn hòa này đã mở rộng đáng kể những sức mạnh của FED và tạo ra một FED mới.

FED 2009 và FED của những năm 1930




Giáo sư Bernanke của ĐH Princeton là học giả hàng đầu về Đại Suy thoái. Ông hiểu rõ FED thụ động và cứng nhắc của những năm 1930 đã góp một tay tạo ra thảm họa như thế nào khi ngang bướng từ chối mở rộng nguồn cung tiền, thiếu sự sáng tạo và thử nghiệm.

Bernanke kiên quyết không để mình trở thành vị giám đốc FED điều khiển Đại suy thoái phiên bản 2.0. Vì vậy, khi sự rối loạn trong thị trường bất động sản của Mỹ di căn thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên thị trường tài chính toàn cầu sau 80 năm, ông đã cho in hàng nghìn tỷ đô-la và đẩy chúng vào guồng quay kinh tế.

Ông còn tiến hành giải cứu hàng loạt những doanh nghiệp tư nhân đang trên bờ vực phá sản; hạ thấp tỷ lệ lãi suất xuống gần bằng 0; cho các quỹ tương hỗ, quỹ mạo hiểm, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư, các nhà sản xuất, bảo hiểm và những ai chưa bao giờ mơ đến việc nhận được tiền mặt cho vay từ FED; tiếp sức cho thị trường tín dụng đình trệ bằng tất cả mọi cách từ cho vay mua ôtô tới mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cũng chính là ông đã tiến hành cuộc cách mạng tài chính bất động sản; mở rộng bảng cân đối kế toán của FED ra gấp ba lần so với quy mô hiện tại; và biến vũ đài phẳng lặng của nghiệp vụ ngân hàng thành sân khấu ứng biến liều lĩnh.

Bernanke không chỉ tái định hình chính sách tiền tệ của Mỹ. Ông dùng mọi nỗ lực để cứu nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ánh mắt ông đầy vẻ mệt mỏi.




Ông là Ben Cứu trợ, vị thánh bảo mệnh cho những gã đầu xanh ở phố Wall. Ông ưa thích lạm phát đến mù quáng, dồn dập đổ tiền vào nền kinh tế; và say sưa với nạn thất nghiệp, tảng lờ những tiếng kêu khóc trên phố Main để hành động quyết liệt hơn.

Những người theo chủ nghĩa tự do (kinh tế) và những người phản đối đều tìm mọi cách để ngăn ông tiếp tục đảm nhiệm nhiệm kỳ bốn năm lần thứ hai; còn Quốc hội Mỹ thì cân nhắc những dự luật tước đi của FED phần nào quyền lực và sự độc lập.

Vì vậy, Bernanke phải ngồi đây, trong chiếc áo sơ mi dính mực và bộ complet khoác ngoài đã cũ, để kiên trì giải thích những việc ông làm, tình hình hiện tại của người Mỹ và điều gì sẽ xảy ra sau đó.

Ông biết nền kinh tế hiện đang trong tình trạng tồi tệ, tỷ lệ thất nghiệp 10% là quá cao, các chủ ngân hàng trên phố Wall là những kẻ vô ơn tham lam, và phố Main đang rên xiết. Các ngân hàng tiếp tục đưa ra những khoản thưởng hậu hĩnh trong khi vẫn không chịu cho vay nhiều.

Về cơ bản, nước Mỹ đã vượt qua giai đoạn suy thoái, nhưng tăng trưởng vẫn còn rất yếu và phụ thuộc nhiều vào các chương trình của chính phủ.

"Tôi hiểu tại sao mọi người lại giận dữ. Tôi cũng như các bạn" - Bernanke trần tình. "Tôi không thuộc nhóm những kẻ coi đây là trò chơi. Tôi cũng xuất thân từ phố Main, từ một thị trấn nhỏ hiện đang bị suy thoái nặng nề. Tất cả những điều này đều rất chân thật".

Nhưng Bernanke cũng hiểu rõ nền kinh tế sẽ tồi tệ hơn rất, rất nhiều nếu FED không có những biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa cơn hoảng loạn. Có sự khác biệt rất lớn giữa tỷ lệ thất nghiệp 10% và 25%, giữa tăng trưởng yếu và tăng trưởng âm.

"Chúng ta đã tiến đến rất, rất gần với suy thoái... Thị trường đang trong giai đoạn sốc phản vệ" - ông trả lời Time trong một cuộc phỏng vấn. "Tôi cũng chẳng vui sướng gì với tình hình hiện tại, nhưng thế này đã tốt hơn rất nhiều so với khi chúng ta làm khác đi".


Tienfbc - sưu tầm

FBC :  Chiếc Lexus và cây Ô liu - Thomas L. Friedman (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Bài giảng cuối cùng - The Last Lecture






Gia đình Giáo sư Randy Pausch



 Lời tựa:


Với lời cảm ơn cha mẹ tôi, những người đã tạo ra điều kiện để tôi mơ ước, và với hy vọng cho những mơ ước mà các con tôi sẽ có.


Tôi có vấn đền về "kỹ thuật"


Trong khi hầu hết những phần khác của cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, gan tôi lại có 10 khối u và tôi chỉ có vài tháng để sống.


Tôi kết hôn với người phụ nữa lý tưởng của tôi, và là cha của 3 đứa con nhỏ. Đáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc tôi.

Vây, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi này như thế nào đây?


Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình.Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn.

Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra có thể dạy chúng trong 20 năm tới. Các con tôi quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng biết hành sử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy chúng lèo lái cuộc đời mình. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi đến việc thực hiện "bài giảng cuối cùng" tại Đại học Carnegie Mellon. (Trường Đại học tổng hợp ở Pittsburgh bang Pennsylvania, với những chương trình nổi tiếng về nghệ thuật)





Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết mình đã làm gì vào hôm đó. Dưới mẹo đọc một bài giảng hàn lâm, tôi đã thử đưa mình vào một chiếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ tôi sẽ vẽ tranh cho các con. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài.


Tôi nói đến niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để nhưng điều tôi nói không trở thành buồn chán.


Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe qunanh khu tôi ở để tập luyện. Trong 53 lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để chuyển những câu chuyện của tôi - có thể gọi là 53 "bài giảng" - thành cuốn sách này.





Không gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm điều tốt nhất có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là nỗ lực của tôi để thực hiện chính điều đó.

Lời tựa cho cuốn sách: "Bài giảng cuối cùng" - The last lecture (New York times bestseller

Randy Pausch
Giáo sư Đại học Carnegie Mellon.
Ghi bởi Jeffrey Zaslow.

"Cuộc sống dài ngắn là điều quan trọng, nhưng có bao điều bạn muốn mà chưa thực hiện được? đừng quan tâm bao giờ bạn rời khỏi cuộc sống, hãy quan tâm khi nào bạn bắt đầu thực hiện những điêu mình mơ ước"


Tienfbc.


FBC : Bài giảng cuối cùng - The Last Lecture (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com