FANTASY bookcentre - Khơi nguồn trí tuệ!

Đến với FBC bạn sẽ được chăm sóc và phục vụ tận tình!
dù bạn chỉ ghé qua để hỏi thăm; đó là cam kết của chúng tôi

Add
: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Đối tác : Nhà sách Thế Giới ;

search

3 thg 1, 2010

Khi chàng là 'mọt sách'



 

Valentine, sinh nhật, ngày kỉ niệm yêu nhau..., chưa cần hồi hộp mở bọc quà của bạn trai ra, Ngân đã biết tỏng trong đó chỉ có sách và sách. .....

Yêu người "uyên bác"

Khoa học rộng, hiểu cao, đam mê đọc sách từ nhỏ, nên "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý", "gi gỉ gì gi, cái gì cũng biết". Ngày mới yêu, ngồi xem chương trình "Ai là triệu phú", Ngân chỉ biết gật gù thán phục tài suy luận cùng những câu trả lời trúng phóc của anh. Ngân thừa nhận, cô từng rất tự hào vì có người bạn trai như thế. Tuy nhiên, sau 2 năm gắn bó, cô mới thấm thía nỗi niềm yêu "mọt sách".

Ngân tâm sự: "Cũng con nhà trí thức, cũng tốt nghiệp một trường Đại học danh tiếng, thế mà hễ đi chung với anh ấy thì tôi cảm giác mình mãi mãi chỉ là 'ếch ngồi đáy giếng', là kẻ ít chữ nông cạn". Ngân sợ nhất mỗi khi Khoa hỏi: "Em đọc cuốn A chưa, cuốn B chưa?", vì khi đó cô đều lắc đầu "chịu chết". Khoa sẽ kết luận: "Em lười đọc sách quá, chả hiểu biết gì cả!". Để rồi ngay hôm sau, cô bị người yêu dí vào tay một cuốn sách dày cộp, toàn chữ là chữ, nhìn qua đã hoa cả mắt chứ đừng nói là phải "nghiền" hết.

Valentine, 20/10, 8/3, hay Noel, sinh nhật, ngày kỉ niệm yêu nhau v.v... chưa cần hồi hộp mở bọc quà của bạn trai ra, Ngân đã biết tỏng trong đó chỉ có sách và sách. Với Khoa, đó là món quà "ý nghĩa, thi vị và hữu ích nhất". Tính tới thời điểm này, Ngân được anh tặng trên dưới năm chục cuốn sách các thể loại chia đều cho tất cả các ngày lễ trong năm. Thỉnh thoảng lắm Khoa mới lãng mạn hơn chút xíu khi chuyển từ tặng sách sang tặng một... quyển thơ tình.

Cuối tuần rảnh rỗi, sở thích của Khoa là dắt bạn gái đi shopping... sách, đi uống cà phê... đọc sách, hoặc ghé thăm... thư viện.

Một năm, may ra chỉ có một lần bạn bè rủ đi du lịch biển hay dã ngoại đâu đó. Thế nhưng vào những dịp ấy, Khoa cũng không quên mang theo sách. Mặc cho người yêu cùng bạn bè vui đùa ăn nhậu, Khoa nằm dài trên ghế, úp mặt vào cái thứ mà anh cho "lưu trữ cả kho tàng kiến thức quí giá". Ai có hỏi hay phàn nàn thì anh tuyên bố: "Mỗi người một sở thích. Mặc kệ tôi!".

Bản thân Ngân cũng nhiều lần góp ý bạn trai nhưng cô phải thú nhận là mình đều thất bại. "Có lẽ anh ấy bỏ người yêu thì được chứ không thể bỏ sách!", Ngân nói.

Nghèo cũng phải đọc!




Cũng trong hoàn cảnh tương tự, chị Hòa giãi bày: "Rõ khổ, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, thế mà có bao nhiêu tiền là ông ấy đổ vào sách hết!".

Chị Hòa kể, anh Cần - chồng chị tuy không phải giáo sư, tiến sĩ nhưng rất đam mê đọc sách. Ngày chưa cưới, anh từng tuyên bố: "Nhà anh có thể nghèo nhưng tủ sách không bao giờ trống chỗ. Vì thế tâm hồn anh không nghèo, đời sống anh luôn phong phú!".

Quả vậy, lấy nhau về, nhiều khi tiền ăn, tiền sinh hoạt còn chẳng đủ, vậy mà những cái giá sách của anh Cần vẫn phát triển không ngừng. Có con, chị Hòa phải nghỉ đẻ, không đi làm được nên cuộc sống càng vất vả hơn. Sự bí bách về kinh tế khiến chị không còn đủ sức làm người vợ tâm lý, chiều chồng như xưa. Chị bắt đầu không thể chịu nổi thú vui tao nhã nhưng tốn tiền vô lối của ông xã.

Lúc thì chị thẽ thọt khuyên chồng nên bớt thời gian nghiền sách, để đầu óc linh động mà nghĩ ra kế kiếm thêm tiền. Lúc thì chị điên tiết, đay nghiến anh là "rởm đời, hão huyền, sống không thực tế". Vậy mà anh Cần mãi cứ "trơ" ra và quả quyết: "Nghèo cũng vẫn phải đọc sách!".

Yêu sách hơn yêu vợ




Không thiếu thốn về vật chất, nhưng Đoan Trang lại luôn trong cảnh "đói khát" tình cảm của chồng dù rằng mới kết hôn không lâu.

Đi làm thì chớ, về đến nhà là anh Tuấn - chồng Trang ôm lấy mấy quyển sách để nghiền ngẫm, nghiên cứu hoặc hoặc vùi đầu vào máy tính, lên mạng kiếm tìm đủ thứ tài liệu, chả có tí thời gian nào cho vợ. Vợ hỏi chuyện gì cũng chỉ trả lời qua quýt cho xong. Vợ rủ đi đâu thì anh cáu kỉnh nói: "Không thấy người ta đang bận à mà còn rủ rê".

Rất nhiều hôm, Trang chán quá bỏ đi chơi với mấy người bạn, đến khuya về thấy chồng còn đang "ngồi thiền" với đống sách vở, tài liệu, thậm chí vợ đi cũng chẳng biết, vợ về cũng chẳng hay. Mải mê công việc, đến "nghĩa vụ làm chồng" cũng bị Tuấn xao lãng. Ai đời vợ chồng son, chưa con chưa cái mà cả tuần chả đả động gì đến nhau.

Nhiều bận, Trang tủi thân quá, giận dỗi cáu kỉnh nói: "Anh không quan tâm tới tôi sao?" thì Tuấn cũng "gầm gừ" lại: "Không nghiên cứu, không làm việc thì lấy đâu ra nhiều tiền thế để đưa cho cô hàng tháng?".

Trang tâm sự: "Biết thế này, thà tôi lấy chồng nghèo một tí nhưng biết yêu thương vợ còn hơn!".


FBC : Đọc sách như một nghệ thuật - How to read a book - Mortimer J.Adler (trong kho)



Kiến thức nền tảng để trở thành độc giả thông thái


Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

2 thg 1, 2010

"Con mọt sách" giàu có nhất





Oprah Winfrey

Được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, Oprah Winfrey đã nhận được giải thưởng Thành tựu trọn đời của Viện Khoa học và nghệ thuật truyền hình Hoa Kỳ năm 1998.

Trở thành tỉ phú từ năm 2003, đến năm 2005 người đàn bà da màu 51 tuổi này lần đầu tiên dẫn đầu danh sách những người vừa có thu nhập cao nhất vừa nổi tiếng nhất nước Mỹ(+).

Sinh ngày 29-1-1954 tại Kosciusko, Mississipi, bé Oprah Winfrey được bà ngoại nuôi nấng trong một nông trại, nơi Oprah bắt đầu sự nghiệp phát thanh truyền hình của mình bằng cách đọc lớn tiếng và diễn đạt một điều gì đó vào năm ba tuổi: “Lúc mới lên ba, tôi đã đọc thuộc lòng các bài giảng trong nhà thờ”.

Nhưng thời niên thiếu của Oprah chẳng là màu hồng. Sống ở Milwaukee với mẹ từ 6-13 tuổi, cô bé từng bị bạo hành và gạ gẫm, phải bỏ trốn rồi được đưa vào một nhà giam giữ trẻ vị thành niên năm 13 tuổi. Sau đó, cô được gửi đến Nashville sống với cha. Ông Vernon Winfrey khép cô con gái vào kỷ luật sắt, buộc Oprah mỗi tuần phải đọc một cuốn sách và viết tường thuật nội dung cuốn sách ấy.




Không ngờ sự khắt khe ấy đã khiến Oprah trở thành một con mọt sách cho đến hôm nay, dù bà luôn bận rộn với vô số công việc trong ngày. Sách trở thành cánh cửa cho Oprah mở ra với thế giới và là nền tảng niềm tin nhiệt thành của bà đối với sự giáo dục.

Nhưng chính phát thanh – truyền hình mới làm nên một nhân vật huyền thoại của ngành truyền thông ở Mỹ. Sự nghiệp phát thanh viên của Oprah bắt đầu vào tuổi 17, khi bà được nhận vào Đài phát thanh WVOL ở Nashville.

Hai năm sau, Oprah ký hợp đồng với Đài truyền hình WTVF ở Nashville với vai trò một phóng viên kiêm bình luận viên. Trước đó, Oprah đã theo học chuyên ngành ngôn ngữ truyền thông và nghệ thuật biểu diễn tại Đại học bang Tennessee.

Năm 1976, bà chuyển đến Baltimore để gia nhập Đài truyền hình thời sự WJZ-TV, phụ trách mục bình luận, và đến năm 1978 khi trở thành người dẫn chương trình People are Talking (Người ta đang nói) của WJZ-TV, tài năng trong lĩnh vực talk show của bà mới được bộc lộ. Tháng 1-1984, Oprah đến với Đài truyền hình WLS-TV ở Chicago để dẫn chương trình AM Chicago, một talk show địa phương đang gây nhàm chán cho khán giả. Không đầy một năm sau, bà đã biến AM Chicago thành chương trình hấp dẫn nhất của đài. Chương trình mau chóng được tăng thời lượng phát sóng, và đến tháng 9-1985 được chính thức mang tên Oprah Winfrey show.




Được coi là một chương trình quốc gia từ ngày 8-9-1986, Oprah Winfrey show đã trở thành talk show hàng đầu trong hệ thống cung cấp thông tin quốc gia ở Hoa Kỳ trong vòng chưa tròn một năm. Tháng 6-1988, Oprah Winfrey show nhận được giải thưởng Emmy lần 2 liên tục dành cho talk show xuất sắc và bản thân bà nhận được giải thưởng Phát thanh viên của năm của Tổ chức phát thanh và truyền hình quốc tế (IRTS); là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ năm nhận được vinh dự này trong lịch sử 25 năm của IRTS.

Trước khi cả nước Mỹ say mê người dẫn chương trình truyền hình Oprah Winfrey, người phụ nữ da màu nhan sắc bình thường này đã chinh phục công chúng điện ảnh qua vai diễn xuất sắc trong bộ phim The color purple (Màu tím, 1985) của đạo diễn Steven Spielberg, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Alice Walker. Vai Sofia ấy đã khiến Oprah Winfrey được đề cử danh hiệu nữ diễn viên phụ xuất sắc cho giải Quả cầu vàng và giải

Oscar. Các nhà phê bình còn tán dương diễn xuất của Oprah trong Native son, bộ phim dựa theo cuốn tiểu thuyết kinh điển của Richard Wright xuất bản năm1940.

Sự say mê diễn xuất và khao khát đưa ra công chúng những chương trình giải trí có giá trị thúc giục Oprah Winfrey thành lập công ty riêng Harpo vào năm 1986. Ngày nay tập đoàn giải trí Harpo gồm ba công ty là một thế lực đáng gờm trong sản xuất phim ảnh và truyền hình. Tháng 10-1988, Harpo Production, Inc. giành lại quyền sản xuất Oprah Winfrey show từ Tập đoàn Capitol Cities/ABC, khiến Oprah Winfrey trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử sở hữu và sản xuất talk show của riêng mình. Năm 1998, một lần nữa Oprah Winfrey xuất hiện trên màn ảnh lớn trong bộ phim truyện Beloved, dựa trên tiểu thuyết của Toni Morrison, nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel.




Ảnh hưởng của Oprah Winfrey còn lan rộng sang lĩnh vực xuất bản khi bà khởi xướng một câu lạc bộ sách trên sóng phát thanh và sau đó là trên màn ảnh truyền hình. Những tác phẩm của CLB sách Oprah lập tức trở thành bán chạy nhất, và năm 1999 bà đã được trao tặng huy chương vàng tại lễ kỷ niệm lần 50 của Quĩ Sách quốc gia Mỹ do những công lao của bà đối với các tác giả và tác phẩm.

Khi tạp chí Forbes công bố danh sách các tỉ phú Mỹ năm 2003, Oprah Winfrey trở thành người phụ nữ Mỹ da màu đầu tiên trong danh sách này.

Có người cho rằng thành công của Oprah Winfrey là do may mắn, nhưng Oprah không tin ở sự may mắn. Theo Oprah: “May mắn chỉ là sự chuẩn bị cho cơ hội gặp gỡ”. Sự vươn lên không ngừng từ vai trò phát thanh viên một đài truyền thanh nhỏ đến một phụ nữ có ảnh hưởng rộng lớn, người làm nên lịch sử của talk show truyền hình, đã chứng minh quan niệm của Oprah: “Bất kể bạn là ai, bạn từ đâu tới, khả năng chiến thắng luôn khởi đầu từ bạn”.

Đi tìm kiếm sự thật ở chính mình và ở người khác; sự thấu hiểu, trung thực và tình yêu đối với con người đã khiến Oprah Winfrey trở thành người phụ nữ được yêu mến nhất nước Mỹ; một người bạn thân thiết đã bước vào nhà của hơn 20 triệu gia đình ở Mỹ mỗi ngày.

 Tienfbc - sư tầm

FBC : Đọc sách như một nghệ thuật - How to read a book - Mortimer J.Adler (trong kho)



Kiến thức nền tàng để trở thành độc giả thông thái

Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!


Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

1 thg 1, 2010

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partIII)

Sóng gió nổi lên



Bernanke

Bernanke thừa nhận ông đã không lường trước được nỗi lo sợ về khoản cho vay dưới tiêu chuẩn 1 tỷ đô-la có thể làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu 60 tỷ đô-la, và thị trường cho vay qua đêm có thể kẹt cứng trong một đêm.

Ông không có cùng đức tin lý tưởng rằng thị trường luôn biết điều gì là tốt nhất như Greenspan, nhưng Ben không khỏi ngạc nhiên khi các hãng tài chính có tiếng lại không đánh giá đúng mức rủi ro trong hồ sơ đầu tư của riêng họ, và các chứng khoán hóa nợ, bảo hiểm tín dụng phái sinh và các vũ khí tài chính có sức hủy diệt hàng loạt khác lại tát vào mặt họ.

Khi Bernanke nhận ra thảm họa đang thành hình, ông vẫn cố gắng giữ bình tĩnh dù rằng phải làm việc bảy ngày một tuần, trắng đêm liên tục, hay khi đủ kiểu người trên phố Wall vây quanh ông la ó và chửi thề.

Bernanke cũng quyết định tránh lặp lại những sai lầm mà các thống đốc ngân hàng của những năm 1930 mắc phải - keo kiệt từ chối cung cấp tiền mặt và suy nghĩ cứng nhắc, hạn chế. Ông treo ảnh họ trong văn phòng, chủ trì những buổi thảo luận động não để thu hút những ý tưởng phi chính thống.

Một điều khoản luật mập mờ đã mang lại cho Hội đồng FED gần như toàn quyền xử lý "trong những hoàn cảnh cấp bách, bất thường" và Bernanke đã làm bất cứ điều gì cần thiết. "Trong hoàn cảnh đặc biệt" - Thống đốc NHTW châu Âu Jean-Claude Trichet nhận định - "ông ấy đã làm được những điều phi thường."

Chưa có một vị giám đốc nào của FED kiên trì giải thích hành động của mình cho công chúng như Bernanke, tổ chức họp, viết báo, và trả lời phỏng vấn. Trong suốt năm 2009, ông đã 13 lần ra làm chứng trước Quốc hội và không giống như ngài Greenspan cố tình khoác vẻ khó hiểu, ông đã cố gắng làm cho mọi thứ rõ ràng.

Nhưng điều này cũng khiến nhiều người bối rối, cách đối phó với khủng hoảng bằng tất cả biện pháp nào nếu cần của Cục Dự trữ khiến nó trở thành mục tiêu bàn tán rôm rả.

"Chúng tôi là ngân hàng trung ương xông xáo nhất trong lịch sử thế giới" - Kenvin Warsh, một thành viên Hội đồng Thống đốc và là người bạn tâm giao của Bernanke nhận xét. Cục Dự trữ đã dùng khoản tiền thần kỳ của mình dọn sạch những khoản nợ bất thường trị giá 1,6 nghìn tỷ đô la và mua vào 1,7 nghìn tỷ đô-la tài sản bất thường.

Tại sao lại là Ben Bernanke?



Sau khi rời Harvard với học vị Tiến sĩ, Ben Bernanke giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusett, nơi ông gặp gỡ Anna, một sinh viên đến từ Wellesley, người sau này trở thành vợ ông. Họ có với nhau 2 người con, một đang theo học ngành dược và một vừa tốt nghiệp phổ thông


 Chúng ta cần giải thích tại sao khuôn mặt ông lại xuất hiện trên trang bìa của số báo Time. Nổi lên trong năm 2009 là câu chuyện về nền kinh tế - sự tụt dốc thê thảm của nó, và những điều đã giúp nó trụ nổi trước sóng gió khủng hoảng. Đây là năm chứng kiến sự ngừng sản xuất, phá sản, tịch thu tài sản để thế nợ.
Đây cũng là năm bão lớn đã qua, Dow hồi phục và cảm giác mong manh rằng chúng ta đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất.

Ngay cả những câu chuyện chính trị nóng nhất của năm 2009 - nỗ lực lớn của Đảng Dân chủ, cuộc chuyển giao quyền lực của Đảng Cộng Hòa, các gói kích thích kinh tế, thâm hụt, GM và Chrysler; phản ứng dữ dội về các gói cứu trợ; những cuộc tranh luận nảy lửa xung quanh các vấn đề y tế, năng lượng và điều tiết tài chính; tiếng trống đều đặn thúc giục việc làm, việc làm, việc làm - về bản chất, tất cả đều là những câu chuyện về kinh tế và đó là nền kinh tế của Bernanke.

Lý do chính khiến Ben Shalom Bernanke trở thành Nhân vật của năm 2009 theo bình chọn của Time là vì ông là cầu thủ quan trọng nhất dẫn dắt nền kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới. Đường lối lãnh đạo đầy sáng tạo của ông đã giúp đảm bảo rằng 2009 là giai đoạn phục hồi yếu, chứ không phải giai đoạn suy thoái thê thảm.

Ông vẫn là người nắm quyền lực vô đối đối với đồng tiền của người Mỹ, việc làm của Mỹ, tài sản tiết kiệm của người Mỹ, và tương lai của nước Mỹ. Những quyết định của ông trước đây và sau này sẽ định hình sự thịnh vượng của người Mỹ, hướng đi chính trị và mối quan hệ của người Mỹ với thế giới.

FBC : Chiếc Luxes và cây Ô Liu - Thomas L.Friedman (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partII)

Người đàn ông đến từ phố Main



Sau 8 tháng trên cương vị thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế của cựu Tổng thống Bush, Ben Bernanke chính thức nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau khi cựu Chủ tịch Alan Greenspan nghỉ hưu


Khi còn nhỏ, Ben Bernanke là đứa trẻ thông minh nhất ở Dillon, S.C., một thị trấn thuần nông nhỏ bé nằm ven sông Little Pee Dee. Mẹ ông, bà Edna là giáo viên; còn cha ông, ông Phil là dược sĩ. Sự ham học của Ben được truyền lại từ cha mẹ.

"Lúc nào Ben cũng muốn tôi đọc cho nó nghe" - bà Edna nhớ lại, "rồi một ngày nó nói, Mẹ ơi, con có thể tự đọc được này!". Ben nhảy cóc qua lớp 1 và giành nhiều thành tích xuất sắc trong học tập.

Ngay từ khi đó, ông đã luôn mong muốn được đi tới những vùng đất khác. "Dillon chỉ là một thị trấn tỉnh lẻ miền nam, và bất kỳ ai hiểu chuyện cũng biết Ben hết sức sáng dạ" - người bạn cũ Manning, hiện đang giảng dạy tại MIT, kể lại.

Chính Manning là người đã mở ra một con đường, ông kể cho Bernanke nghe về Harvard và khuyến khích Bernanke xin học ở đây. "Tôi không muốn Ben lãng phí tài năng của mình," Manning giải thích.

Ở Harvard, Bernanke biết rằng ông không còn có thể dễ dàng lấy điểm A mà chẳng học hành gì, học toán theo kiểu tự mày mò không phải là sự chuẩn bị lý tưởng để theo đuổi toán học cao cấp.

Ông nhảy qua ba chuyên ngành - toán, vật lý và tiếng Anh - trước khi dừng lại với kinh tế học. Và rồi ông nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng, tốt nghiệp thủ khoa và làm tiến sĩ tại MIT.

Cuộc đời học giả của Bernanke khá mẫu mực. Ông kết hôn với Anna, giáo viên và cũng là một con mọt sách chẳng kém gì ông. Họ có hai đứa con, người con trai theo học y khoa còn cô con gái vừa tốt nghiệp đại học.

Có phải là một Greenspan thứ hai?



 Bernanke

Bernanke trở thành Giám đốc FED vào thời kỳ hoàng kim của kỷ nguyên Greenspan, ngay sau khi cuốn tiểu sử không tiếc lời ca ngợi "vị nhạc trưởng tài ba" của Bob Woodward ra đời.

Bernanke nhanh chóng nổi lên như một người bảo vệ trung thành FED của Greenspan và các chính sách tiền tệ nới lỏng của nó. Bernanke cho rằng tăng tỷ lệ lãi suất để xì hơi quả bóng dotcom trước khi nó nổ chẳng khác gì dùng chiếc búa tạ để phẫu thuật não.

Ông kêu gọi chuẩn bị vũ khí sẵn sàng chống lại giảm phát, đề xuất những giải pháp giúp FED kích thích nền kinh tế ngay cả khi tỷ lệ lãi xuất tụt xuống còn 0. Khi nhận chức Giám đốc FED năm 2006, ông khẳng định ưu tiên hàng đầu của ông là tiếp tục những chính sách của Greenspan. "Ben và tôi chưa bao giờ bất đồng nặng nề với nhau" - Greenspan cho biết.

Trên thực tế, Bernanke đã tiến hành những thay đổi hết sức tinh vi, ông thúc đẩy sự minh bạch và rõ ràng, phát biểu sau cùng thay vì đầu tiên trong các cuộc học xác lập tỷ giá để tránh áp đặt quan điểm.

Và trong khi Greenspan giữ lập trường không can thiệp về những trách nhiệm bị lờ đi của FED, thì Bernanke lại thực hiện đến cùng những cuộc cải cách cho vay dưới tiêu chuẩn quá hạn lâu năm 2007.

Tuy nhiên, cũng như Greenspan, Bernanke hoàn toàn không có chút dự cảm gì về cơn bão sắp tới. Ông bỏ qua những lời cảnh báo về bong bóng nhà đất, bảo vệ đến cùng quan điểm cho rằng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn mạnh.

Tháng 3 năm 2007, ông cam đoan với Quốc hội rằng "có thể giải quyết vấn đề trên thị trường cho vay dưới tiêu chuẩn". Một ngày trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu nổ ra với sự sụp đổ của một ngân hàng ở Pháp, FED vẫn khẳng định lo ngại chính của cơ quan này là lạm phát.

"Bernanke không hay biết điều gì đang diễn ra" - một thống đốc ngân hàng trung ương nước khác trả lời trên TIME. "Khi nhận ra, Ben thật sự hiểu rõ tình hình và ông ngay lập tức hành động kiên quyết. Nhưng đã mất một khoảng thời gian".


 Tienfbc - sư tầm


FBC : Chiếc Lexus và cây Ô liu - Thomas L. Friedman (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partI)


Nếu không có ông chủ đầy quyền lực của FED - Ben Bernanke - rất có thể cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm nay sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Với nhận định ấy, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn Ben Bernanke là "Nhân vật của năm 2009".




Người đàn ông là Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với cái trán hói, bộ râu màu xám và đôi mắt mệt mỏi ngồi trong văn phòng rộng thênh thang của ông ở Washington DC và nói về kinh tế.

Không có cái vẻ bệ vệ, ông cũng chẳng phải người ăn nói cuốn hút đến độ không dứt ra được. Ông cũng không vênh vênh theo kiểu "hãy nhìn tôi đi", "nghe tôi đây này" - điều thường thấy ở giới quan chức cao cấp tại Washington DC. Lập luận của ông không thiên lệch hay lý tưởng hóa, mà mạch lạch, căn cứ vào các dữ liệu và kết quả của những nghiên cứu mới nhất.

Khi không biết rõ điều gì đó, ông không nói ào ào cho qua đi hay tung hỏa mù mờ mịt. Ông điềm đạm như một giáo sư, điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì ông quả thực là giáo sư.

Nói cách khác, ông không giống với mẫu người môi giới quyền lực điển hình. Ông ngại xuất hiện chốn đông đúc. Ông không hứng thú với những buổi dạ tiệc ở Washington D.C, mà chỉ thích ăn tối bên vợ con. Sau bữa tối, ông và vợ thường chơi ô chữ hoặc đọc sách. Bởi vì ông, Ben Bernanke, là con mọt sách đích thực.

Ông chỉ vô tình là con mọt sách quyền lực nhất trên hành tinh này.

Bernanke, 56 tuổi, là Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), lực lượng quan trọng nhất nhưng lại ít được hiểu rõ, góp phần định hình nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Kể từ khi thị trường tín dụng toàn cầu bắt đầu bùng nổ, vị giám đốc với phong thái ôn hòa này đã mở rộng đáng kể những sức mạnh của FED và tạo ra một FED mới.

FED 2009 và FED của những năm 1930




Giáo sư Bernanke của ĐH Princeton là học giả hàng đầu về Đại Suy thoái. Ông hiểu rõ FED thụ động và cứng nhắc của những năm 1930 đã góp một tay tạo ra thảm họa như thế nào khi ngang bướng từ chối mở rộng nguồn cung tiền, thiếu sự sáng tạo và thử nghiệm.

Bernanke kiên quyết không để mình trở thành vị giám đốc FED điều khiển Đại suy thoái phiên bản 2.0. Vì vậy, khi sự rối loạn trong thị trường bất động sản của Mỹ di căn thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên thị trường tài chính toàn cầu sau 80 năm, ông đã cho in hàng nghìn tỷ đô-la và đẩy chúng vào guồng quay kinh tế.

Ông còn tiến hành giải cứu hàng loạt những doanh nghiệp tư nhân đang trên bờ vực phá sản; hạ thấp tỷ lệ lãi suất xuống gần bằng 0; cho các quỹ tương hỗ, quỹ mạo hiểm, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư, các nhà sản xuất, bảo hiểm và những ai chưa bao giờ mơ đến việc nhận được tiền mặt cho vay từ FED; tiếp sức cho thị trường tín dụng đình trệ bằng tất cả mọi cách từ cho vay mua ôtô tới mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cũng chính là ông đã tiến hành cuộc cách mạng tài chính bất động sản; mở rộng bảng cân đối kế toán của FED ra gấp ba lần so với quy mô hiện tại; và biến vũ đài phẳng lặng của nghiệp vụ ngân hàng thành sân khấu ứng biến liều lĩnh.

Bernanke không chỉ tái định hình chính sách tiền tệ của Mỹ. Ông dùng mọi nỗ lực để cứu nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ánh mắt ông đầy vẻ mệt mỏi.




Ông là Ben Cứu trợ, vị thánh bảo mệnh cho những gã đầu xanh ở phố Wall. Ông ưa thích lạm phát đến mù quáng, dồn dập đổ tiền vào nền kinh tế; và say sưa với nạn thất nghiệp, tảng lờ những tiếng kêu khóc trên phố Main để hành động quyết liệt hơn.

Những người theo chủ nghĩa tự do (kinh tế) và những người phản đối đều tìm mọi cách để ngăn ông tiếp tục đảm nhiệm nhiệm kỳ bốn năm lần thứ hai; còn Quốc hội Mỹ thì cân nhắc những dự luật tước đi của FED phần nào quyền lực và sự độc lập.

Vì vậy, Bernanke phải ngồi đây, trong chiếc áo sơ mi dính mực và bộ complet khoác ngoài đã cũ, để kiên trì giải thích những việc ông làm, tình hình hiện tại của người Mỹ và điều gì sẽ xảy ra sau đó.

Ông biết nền kinh tế hiện đang trong tình trạng tồi tệ, tỷ lệ thất nghiệp 10% là quá cao, các chủ ngân hàng trên phố Wall là những kẻ vô ơn tham lam, và phố Main đang rên xiết. Các ngân hàng tiếp tục đưa ra những khoản thưởng hậu hĩnh trong khi vẫn không chịu cho vay nhiều.

Về cơ bản, nước Mỹ đã vượt qua giai đoạn suy thoái, nhưng tăng trưởng vẫn còn rất yếu và phụ thuộc nhiều vào các chương trình của chính phủ.

"Tôi hiểu tại sao mọi người lại giận dữ. Tôi cũng như các bạn" - Bernanke trần tình. "Tôi không thuộc nhóm những kẻ coi đây là trò chơi. Tôi cũng xuất thân từ phố Main, từ một thị trấn nhỏ hiện đang bị suy thoái nặng nề. Tất cả những điều này đều rất chân thật".

Nhưng Bernanke cũng hiểu rõ nền kinh tế sẽ tồi tệ hơn rất, rất nhiều nếu FED không có những biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa cơn hoảng loạn. Có sự khác biệt rất lớn giữa tỷ lệ thất nghiệp 10% và 25%, giữa tăng trưởng yếu và tăng trưởng âm.

"Chúng ta đã tiến đến rất, rất gần với suy thoái... Thị trường đang trong giai đoạn sốc phản vệ" - ông trả lời Time trong một cuộc phỏng vấn. "Tôi cũng chẳng vui sướng gì với tình hình hiện tại, nhưng thế này đã tốt hơn rất nhiều so với khi chúng ta làm khác đi".


Tienfbc - sưu tầm

FBC :  Chiếc Lexus và cây Ô liu - Thomas L. Friedman (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Bài giảng cuối cùng - The Last Lecture






Gia đình Giáo sư Randy Pausch



 Lời tựa:


Với lời cảm ơn cha mẹ tôi, những người đã tạo ra điều kiện để tôi mơ ước, và với hy vọng cho những mơ ước mà các con tôi sẽ có.


Tôi có vấn đền về "kỹ thuật"


Trong khi hầu hết những phần khác của cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, gan tôi lại có 10 khối u và tôi chỉ có vài tháng để sống.


Tôi kết hôn với người phụ nữa lý tưởng của tôi, và là cha của 3 đứa con nhỏ. Đáng lẽ tôi phải sầu não cho thân phận của mình, nhưng như vậy sẽ chẳng mang lại điều tốt lành nào cho vợ con, hoặc tôi.

Vây, nên sử dụng khoảng thời gian ít ỏi này như thế nào đây?


Hiển nhiên là tôi nên sống và chăm sóc cho gia đình mình.Trong khi vẫn còn sức lực, tôi sẽ dành mọi thời gian cho vợ con, làm những điều thiết thực nhất để họ bước vào cuộc sống thiếu vắng tôi được dễ dàng hơn.

Phần ít hiển nhiên hơn là làm thế nào để dạy các con tôi những gì mà đáng ra có thể dạy chúng trong 20 năm tới. Các con tôi quá nhỏ để có thể cùng trao đổi với tôi. Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn dạy con biết phân biệt cái đúng cái sai, dạy những gì ta nghĩ là quan trọng, và dạy chúng biết hành sử như thế nào trước những thách thức do cuộc sống mang tới. Chúng ta cũng muốn con cái biết một vài câu chuyện từ cuộc đời của chúng ta, đó thường là cách để dạy chúng lèo lái cuộc đời mình. Mong muốn làm điều đó đã đưa tôi đến việc thực hiện "bài giảng cuối cùng" tại Đại học Carnegie Mellon. (Trường Đại học tổng hợp ở Pittsburgh bang Pennsylvania, với những chương trình nổi tiếng về nghệ thuật)





Những bài giảng này bao giờ cũng được ghi hình. Tôi biết mình đã làm gì vào hôm đó. Dưới mẹo đọc một bài giảng hàn lâm, tôi đã thử đưa mình vào một chiếc lọ, để một ngày nào đó, chiếc lọ sẽ trôi dạt về bãi biển, đến với các con tôi. Nếu là họa sĩ tôi sẽ vẽ tranh cho các con. Nếu là nhạc sĩ, tôi đã sáng tác nhạc. Nhưng tôi lại là thầy giáo. Vậy nên tôi giảng bài.


Tôi nói đến niềm vui của cuộc sống, rằng tôi yêu cuộc sống như thế nào, ngay cả khi cuộc sống của chính tôi chỉ còn rất ngắn. Tôi nói về sự trung thực, sự toàn vẹn, sự biết ơn, và những thứ khác mà tôi trân trọng. Và tôi đã rất cố gắng để nhưng điều tôi nói không trở thành buồn chán.


Cuốn sách này là một cách giúp tôi tiếp tục những gì tôi bắt đầu trên bục giảng. Bởi thời gian là hết sức eo hẹp, và tôi muốn dành nhiều nhất như có thể cho các con tôi, nên tôi đã nhờ Jeffrey Zaslow giúp đỡ. Hàng ngày, tôi đạp xe qunanh khu tôi ở để tập luyện. Trong 53 lần đạp xe như vậy, tôi đã chuyện trò với Jeff qua điện thoại di động. Jeff đã dành rất nhiều giờ để chuyển những câu chuyện của tôi - có thể gọi là 53 "bài giảng" - thành cuốn sách này.





Không gì có thể thay thế được việc có cha mẹ sống bên cạnh. Nhưng đâu phải lúc nào ta cũng có được giải pháp hoàn hảo, vậy cần cố làm điều tốt nhất có thể với những tài nguyên hạn hẹp. Cả bài giảng lẫn cuốn sách này là nỗ lực của tôi để thực hiện chính điều đó.

Lời tựa cho cuốn sách: "Bài giảng cuối cùng" - The last lecture (New York times bestseller

Randy Pausch
Giáo sư Đại học Carnegie Mellon.
Ghi bởi Jeffrey Zaslow.

"Cuộc sống dài ngắn là điều quan trọng, nhưng có bao điều bạn muốn mà chưa thực hiện được? đừng quan tâm bao giờ bạn rời khỏi cuộc sống, hãy quan tâm khi nào bạn bắt đầu thực hiện những điêu mình mơ ước"


Tienfbc.


FBC : Bài giảng cuối cùng - The Last Lecture (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

30 thg 12, 2009

Những trận chiến của Napoleon (part VIII)

Trận Eylau (1807)

Ngày 8/2/1807, ở gần Eylau, quân Pháp và Nga đã đánh nhau một trận dữ dội. Khi trận đánh nổ ra, quân Nga điều ra trận một lực lượng pháo binh đông gấp đôi quân Pháp và các thống chế Pháp còn chưa có đủ ở trận địa. Thống chế Davout dẫn quân đoàn của mình xông thẳng vào đội hình quân Nga, chém giết dữ dội. Tướng Augereau dẫn một đạo quân Pháp cũng tiến đánh ở tuyến giữa khiến quân Nga phải rút lui.





Tướng  Augereau

Nhưng ngay sau đó, pháo binh Nga đã chống trả dữ dội và diệt gần hết lực lượng của Augereau. Chính bản thân của Napoleon cùng với bộ binh ở giữa trận địa cũng suýt chết vì đạn pháo rơi như mưa ở quanh ông. Napoleon biết chỉ có sự có mặt của hoàng đế mới giữ vững tinh thần cho binh lính trong tình thế này khủng khiếp này. Lúc đó, đoàn kị binh cossack đang phản công với khí thế như triều dâng. Họ đã đánh tan tuyến phòng thủ của quân Pháp và áp sát sở chỉ huy mặt trận của Napoleon.

Đúng lúc đó, Napoleon nở một nụ cười khó hiểu trên khuôn mặt sạm đen vì khói thuốc súng. Khi quân Nga đã đến gần, ông ra lệnh cho đội cận vệ hoàng gia Pháp lao vào cuộc chiến này. Đó là lực lượng ưu tú nhất trong quân đội Pháp. Hai bên Pháp-Nga lao vào nhau và chém giết dữ dội. Rốt cuộc, quân Pháp vẫn giữ vững trận địa và trung tâm trận đánh chia thành nhiều điểm trên chiến trường rộng mênh mông.

Trận đánh đó, cả hai bên Pháp và Nga đều tổn thất nặng nề. Napoleon từ trận địa trở về, nói:

-Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, để cho kẻ thù cùng đứng ngồi ngang hàng, cùng chia hưởng vinh quang, đây là lần đầu tiên, nhưng sẽ không có lần thứ hai.

 Tienfbc - sưu tầm


FBC : Những câu chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Những trận chiến của Napoleon (part VII)




 Trận Jena

 Ngày 14/10/1806, trận đánh Jena bắt đầu và nó đã quyết định số phận nước Phổ. Trận đánh nổ ra ngay sau khi mặt trời mọc. Nó rất ác liệt và kéo dài. Lúc đầu, quân Phổ và đồng minh Saxony đánh rất gan dạ, ngoan cường. Sau đó là vừa đánh vừa lui. Nhưng Napoleon ra lệnh cho quân Pháp từ hai cánh mở gọng kềm bao vây quân Phổ, pháo binh phối hợp chặt chẽ với bộ binh, nhanh chóng chiếm ưu thế trên chiến trường. Quân Phổ tuy rất gan lì nhưng không cơ động và cứng nhắc. Do khéo léo chỉ huy các quân đoàn tinh nhuệ của mình nên Napoleon đã thực hiện được kế hoạch của mình từng điểm một.

Ngay khi quân Phổ rút lui, kị binh của Murat nhanh chóng được tung ra truy kích. Kị binh Pháp đang hăng, chém sạch cả những kẻ xin hàng. Quân Phổ hoàn toàn bị đánh bại, chỉ có một bộ phận nhỏ là rút lui có trật tự, còn lại là bị giết chết, bị thương hoặc bị bắt ( phần này chiếm số đông nhất ).

Cùng ngày hôm đó, quân đoàn của Davout đã đánh tan đạo quân của nguyên soái Brunswick ở Auerstad. Trận đánh đó, quân Pháp mất chừng 7000 quân và quân Phổ mất khoảng 13000 quân. Còn ở Jena, quân Pháp mất 5000 quân và quân Phổ tổn thất 25000 quân. Như vậy, chỉ trong một ngày, toàn bộ quân chủ lực
Phổ đã bị tiêu diệt.

Ngày 27/10/1806, 19 ngày sau khi chiến tranh bùng nổ và 13 ngày sau trận Jena và Auerstad, Napoleon ca khúc khải hoàn tiến vào Berlin giữa tiếng nhạc chào mừng.

Tienfbc - sưu tầm


FBC : Những câu chuyện chưa được biết về hoàng đế Napoleon (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Những trận chiến của Napoleon (part VI)

Trận Chiến Austerlitz-1805



Trận Austerlitz còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Vương là chiến thắng lớn nhất về mặt quân sự của Napoléon. Hoàng đế Napoléon với đạo quân 73.000 người đã đánh bẹp hai đạo quân Áo và Nga dưới quyền của Hoàng đế Áo Franz II và Nga hoàng Alexander I của Nga (tổng cộng 85.000 người) vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 gần thành phố Austerlitz, ngày nay là thành phố Slavkov u Brna của Cộng hoà Séc.

Hoàn cảnh trước trận đánh

Napoléon đã đánh bại quân Áo tại Ulm vào tháng 10 và đã chiếm giữ Viên, thủ đô của Áo vào tháng 11.Khối liên minh lúc này chỉ còn trông vào quân Nga. Napoleon nhắm tới một chiến thắng nhanh chóng trước khi quân Phổ có thể gia nhập liên minh chống Pháp và đe doạ đến ông.Hạ thành Viên xong, Napoléon cấp tốc qua cầu, vượt sông Danube và xông thẳng vao quân Nga lúc này đang ở bên tả ngạn sông Danube, cũng vừa qua cầu. Ý định của Napoléon là chặn đường rút lui của quân Nga đang hối hả rút về phía Bắc.



Tướng  Kutudo 

Kutuzov, Tổng chỉ huy quân đội liên minh đã thấy rõ, muốn thoát chết thì chỉ còn cách gấp rút lui quân về Onrăng ở phía Nam Onmát.Mặc dù trên suốt chặng đường lui quân dài hơn 400km từ Bơraonao đến Onmát, Kutudov gặp bao nỗi khó khăn và hiểm nguy nhưng với tài tổ chức và chỉ huy của mình, cuối cùng ông đã đưa được 75000 quân Nga hầu như đã kiệt sức về tới Onmát, tránh được sự đầu hàng nhục nhã và truy sát gấp của Napoléon. Như vậy, cuộc rút lui chiến lược của Kutuzov đã đạt được mục đích để ra là cứu thoát đại bộ phận quân Nga khỏi nguy cơ bị tiêu diệt; còn Napoléon thì không những không đạt được mục đích đề ra là truy kích gấp buộc Kutudôv phải giao chiến để tiêu diệt chủ lực quân Nga kết thúc sớm chiến tranh, mà còn buộc phải để lại một số quân ở các thành phố Áo nhằm bảo vệ hậu phương và các kho cung cấp lương thảo, vũ khí của mình.



Tướng  Kutudo và các sĩ quan chỉ huy


Quân Nga vừa rút về đến Onmát có địa thế thuận lợi cho việc phòng thủ thì gần 15000 tàn quân Áo cũng vừa chạy tới. Song khi về đến Onmát, điều mà Kutuzôv quan tâm hơn cả là vừa lo củng cố, chấn chỉnh và tập trung quân liên minh lại, vưà suy nghĩ và xem xét đến hành động của Napoléon. Khi tới Onmát, Kutuzốv trù tính nếu quân Pháp còn tiến công thì tốt nhất là cứ tiếp tục rút lui. Ông phân tích: "Nếu Napoléon càng tiến sâu bao nhiêu thì hắn càng ở xa các đơn vị dự bị của hắn, và khi hắn tiên sâu vào Galixia tôi sẽ đào mồ chôn bọn Pháp ở đấy."



Quân Nga rút chạy

Quả nhiên đúng như vậy, khi sắp đến gần Onmát, mặc dầu quân Pháp đã mệt mỏi nhưng Napoléon vẫn thúc đội tiền vệ đuổi gấp Kutuzốv. Trước hành động đó, với kế hoạch đã được trù tính trước, Kutuzov hạ lệnh cho quân liên minh tiếp tục rút lui, nhưng kế hoạch rút lui của ông không sao thực hiện được vì ông đã vấp phải một trở lực lớn. Hoàng đế Aleksanđr cà một con người không hiểu gì về chiến tranh, nhưng lại hám danh, muốn quyết chiến và mở ngay một trận công kích vào quân Pháp. Không để ý gì đén ý kiến của Kutuzov, Aleksanđr liền quyết định tấn công và bác bỏ kế hoạch rút lui của Kutuzov. Không những thế, Aleksanđr còn làm một điều dại dột nữa là ủy nhiệm cho tướng Áo Frankz Von Weyrother người đã từng bị Napoléon đánh cho thua tơi bời ở nhiều nơi, nắm quyền chỉ huy liên quân Nga - Áo nghiên cứu kế hoạch tấn công.



 Napoleon và các thống chế trước trận đánh

Chín vạn quân liên minh đã từ Onmát kéo về tập trung quanh Visan.Ý định tiến công của quân liên minh là không đánh thẳng từ Visan về Briun, nơi đại quân Pháp đóng,mà lại hành quân từ Visan xuống Austerlitz, lấy đó làm trận địa xuất phát tấn công và hình thành một mũi vu hồi lớn về phía quân Pháp để cắt đứt đường rút về Viên. Thực hiện kế hoạch trên vào ngày 1 tháng 12, toàn bộ liên minh quân Nga - Áo đã tới làng và hình thành bốn khối tiến công. Hướng tiến công chủ yếu là từ làng Austerlitz đánh xuống phía Tây Nam hướng cánh phải của quân Pháp.



Kutudốv phản đối kế hoạch bố trí quân của Weyrother. Theo ý ông thì phải mau chóng thu thập những tin tức chính thức về lực lượng và việc bố trí quân của đối phương, rồi sau đó mới làm kế hoạch dàn quân. Song ý kiến của Kutudốv không được ai chú ý tới. Chiều tối ngày 1/12/1805, kế hoạch tấn công do Weyrother thảo ra đã được Aleksanđr thông qua.Khi nhận kế hoạch, một số tướng lĩnh Nga có kinh nghiệm đều cho rằng đó là do sự kém cỏi của Weyrother về các vấn đề chiến tranh nên trong bản đồ không thấy Weyrother nói gì đến lực lượng và ý định đối phương, không thấy nói gì đến hành động của từng khối quân và việc bố trí thành từng khối chỉ là phỏng chừng, cũng chẳng tính toán gì đến việc phối hợp lẫn nhau ở ngoài chiến trường. Do sự bố trí quân tự tin một cách mù quáng của Weyrother nên ông ta không để lại một sư đoàn nào làm lực lượng dự trữ khi quân Pháp tấn công

Đang truy kích quân Nga, Napoléon bỗng cho đội tiền vệ dừng ngay lại khi thấy quân Nga không rút lui nữa, đóng quân lại ở Onmát và đang chuẩn bị tấn công lại quân Pháp. Với tài phát hiện và phán đoán được đúng ý định tấn công của Aleksanđr, Napoléon tính rằng ở Austerlitz quân Nga - Áo sẽ được tập trung thành những khối lớn tiến công về hướng Nam và hình thành một mũi vu hồi lớn để rồi sau đó sẽ tìm cách đánh chặn đường đến Viên, đến Danubel và bao vậy hoặc đuổi quân Pháp lên phía Bắc dồn vào núi.




Từ cơ sở nhận định như vậy, Napoléon hạ quyết tâm là bằng tác chiến hợp đồng binh chủng giữa bộ binh, kỵ binh và pháo binh, tấn công chớp nhoáng tiêu diệt quân liên minh, dùng hành động mau lẹ làm cho quân liên minh không kịp trở tay đối phó, không sao đoán được ý định của quân Pháp và lấy khu vực Nam cao điểm Pờrátden làm khu vực quyết chiến. Cho nên suốt trong quá trình Aleksanđr điều quân từ Visan xuống Austerlitz, Napoléon bí mật đưa dần quân Pháp từ Briun lên tăng cường cho các đơn vị tiền tiêu thành những khối tập trung lớn bố trí ở phía Đông suối Gômbathờ (khối ở quanh Puntôvích là khối tập trung lớn nhất). Triển khai trên một chính diện rộng từ Bắc xuống Nam chừng 7 km.

Ông cũng không quên cài sẵn một mũi quân lớn nữa bí mật bố trí quanh khu vực sông Bônava và do Davout chỉ huy. Mũi này có nhiệm vụ đánh chặn đầu và dồn đuổi quân đối phương lên phía Bắc để tạo điều kiện cho chủ lực quân Pháp bố trí ở quanh khu vực Puntôvich đánh tiêu diệt. Mục đích chỉ duy nhất của Napoléon trong lần dàn quân này quyết bẻ gãy cuộc tấn công của quân đối phương. Vì vậy, ông cho tập trung quân thành những gọng kìm lớn để giáng đòn quyết định và sườn quân liên minh khi có thời cơ hoặc khi chúng đã bộc lộ sơ hở sa vào cạm bẫy của ông. Cuối cùng ông cũng không quên dành lại cho trận đánh một số tiểu đoàn cận vệ mạnh ở phía sau làm lực lượng dữ trữ (đội dự bị mạnh).

Thế là Napoléon đã bày xong thế trận vận động tấn công tiêu diệt quân liên minh với ba thế rất lợi hại: thế kìm (cánh quân của Lannes, Murat và Bécnađốt), thế công (cánh quân của của Sout và Ney), thế chặn ( cánh quân của Đavout). Cả ba thế này sẽ cùng nhau phát huy tác dụng dưới sự điều khiển của Napoléon Bonaparte.Đặc biệt các mũi tên tấn công của quân Pháp ở Austerlitz hình thành nên ba thế trên đều nhằm vào hai bên sườn quân liên minh mà công kích, khi đã dồn được chín vạn quân liên minh vào bẫy. Theo Napoléon thì đây vừa là sơ hở, vừa là điểm yếu của đối phương, công kích vào đó thì dễ chia cắt được đội hình của đối phương dễn tạo ra thời cơ đánh tiêu diệt.




Đêm ngày 1/12/1805 đã tới, cả hai bên đều đã triển khai xong lực lượng và chỉ chờ đến rạng sáng là bước vào cuộc đọ sức quyết liệt này.Và sáng ngày 2 tháng 12, khi trời chưa sáng rõ, người ta đã thấy Napoléon rời bản doanh ra phía trước, và theo như lời của những nhà chép sử đương thời thì Napoléon đích thân ra chỉ huy trận đánh lịch sử này từ đầu đến cuối, và hầu hết các Nguyên soái có tên tuổi của ông đều có mặt đông đủ như: Lannes, Murat, Bécnađốt ở cánh trái với ba khối quân Sout, Ney ở cánh giữa với hai khối quân tập trung lớn chủ yếu cùng với đại bộ phận số pháo có trong trận đánh này; Đavout ở cánh phải.

 

Bản đồ trận chiến

Trời sáng rõ, từ trên đài chỉ huy của mình, Napoléon thấy quân liên minh Nga - Áo từ phía Austerlitzs chia làm 7 mũi lớn ào ào tấn công về phía quân Pháp, đại bộ phận tấn công chính ở Phía Nam, khoảng giữa cao điểm Pờrátden và dải hồ Đatran. Còn quân Pháp thì sẵn sàng và vẫn kín đáo nấp sau những chướng ngại thiên nhiên, hình thành thế trận hình cánh cung.



Kỵ binh Pháp dàn trận

Qua tình huống trên, Napoléon nhận định ý định tiến công của quân Nga - Áo đúng như ông đã phán đoán và nắm chắc. Đặc biệt ông lấy làm lạ rằng quân Nga-Áo không lên chiếm cao điểm Pờrátden mà còn để hở hai bên sườn, nhất là bên sườn trái. Hơn nữa ông còn phát hiện ra được một điểm nữa là trong quá trình tiến công, các mũi của quân liên minh dù ở cánh trái hay ở cánh phải đều không có sự phối hợp lẫn nhau gì cả. Từ trên cơ sở nhận định đó, một mặt Napoléon hạ lệnh cho Sout và Ney lặng lẽ đưa quân và pháo lên chiếm lĩnh cao điểm Pờrátden, mặt khác ông giả đò để ngỏ sườn phải, không phòng giữ và cố ý giấu kín sườn trái để dụ quân Nga - Áo tiến sâu hơn nữa; do đó ông đã lệnh cho Davout đánh cầm chừng để thu hút chủ lực đối phương về phía đó.

Cao điểm của cuộc chiến

   

 Bản đồ cuộc chiến

Khi thấy quân liên minh đã bộc lộ sơ hở và có những mũi đã đi qua cao điểm, Napoléon quyết định mở đợt tiến công quyết liệt vào sườn những khối quân chủ lực Nga - Áo đang đi qua dưới chân phía Nam cao điểm. Bằng hỏa lực tập trung và mãnh liệt của pháo binh đặt ở trên cao điểm, Napoléon ngay từ phút đầu đã gây nên nhiều thiệt hại lớn cho bên liên quân. Đội hình tiến công của quân Nga - Áo bỗng trở nên rối loạn. Tiếp sau cuộc nã pháo dữ dội, bất ngờ và kéo dài không lâu này, dưới sự yểm trợ của pháo binh, bộ binh và kỵ binh từ trên ba hướng chia làm nhiều mũi bắt đầu xung phong ra chia cắt đối phương từ hướng Bắc đánh ra, từ trên cao điểm (hướng tập trung ở cánh giữa) đánh xuống, từ hướng Nam đánh lên.



Bộ binh Pháp tấn công kỵ binh Nga

Thế là bằng những lực lượng tập trung lớn của mình ở trên cao điểm đã chiếm lĩnh được từ trước và ở quanh khu vực Puntôvich và bằng mũi hiểm đánh chặn của Đavout, Napoléon đã đè bẹp được đại bộ phận quân chủ lực đối phương. Cho đến lúc này, rõ ràng ba thế lúc ban đầu của Napoléon đã tạo nên thế diệt mạnh như bão cuốn.Số phận của chín vạn quân liên minh vì thế đã được định đoạt. Đội kỵ binh cận vệ Nga hầu như bị tiêu diệt ngay từ lúc trận chiến đấu ở vào giai đoạn quyết liệt, do đó sau một trận giao chiến với đội kỵ binh cận vệ của Napoléon kỵ binh Nga đã quay lui. Lập tức kỵ binh Pháp xung phong vào đội hình liên quân, chia cắt đối phương ra mà tiêu diệt, sau đó lại truy đuổi tàn quân Nga - Áo đến tận làng Austerlitsz.

Kết thúc cuộc chiến


 
 Bản đồ cuộc chiến


Quân Nga do tướng Buxoveden chỉ huy khi rút lui thì lại tiến hành thiếu khẩn trương và thiếu nghệ thuật, đến nỗi làm cho hàng nghìn binh lính thuộc quân đoàn chủ của y bị đuổi dồn đến vùng hồ.Sau khi nắm được cuộc điều quân ấy của Buxơveđen, Napoléon đã ra lệnh nã đại bác lên mặt nước đóng băng,hàng trung đoàn bị chết đuối hoặc làm mồi cho đạn đại bác của quân Pháp tiêu diệt. Còn một số khác thì đầu hàng. Khi trận đánh sắp kết thúc,Napoleon đã tung nốt những tiểu đoàn dự trữ mạnh của mình ra để giải quyết gọn chiến trường.



Quân Áo bị dồn xuống hồ nước

Đêm đến thì mọi việc đã xong xuôi, chừng 15000 quân Nga - Áo bị giết, 20000 bị bắt cầm tù, hầu hết pháo của liên quân bị tước và nhất là đội quân Nga - Áo đã bị tiêu diệt thực sự, số tàn quân bỏ chạy tán loạn đi tứ phía, bỏ lại rất nhiều kho tàng quân trang, quân dụng và lương thực. Đó là những nét lớn về kết quả của cuộc chiến thắng đó. Quân Pháp bị thiệt mất ngót 9 nghìn người .

 

Hoàng đế Áo cầu hòa với Napoleon

Ngày mùa đông ngắn ngủi ấy kết thúc.Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đã lặn và nhờ có bóng tuối của đêm đen Aleksanđr và François đã thoát chết và không bị bắt. Aleksanđr mất tự chủ run cầm cậo như sắp lên cơn sốt rét và khóc lóc. Mấy ngày sau, còn phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn hơn nữa. Nguyên soái Kutuzov của quân Nga đã phải vất vả lắm mới thoát khỏi tay quân Pháp.Tướng Weyrother bị thương nặng và chết sau trận đánh vài tháng .Vài ngày sau,nước Áo đầu hàng Napoleon. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của liên minh chống Pháp.
F. Engels đánh giá: ''Trận đánh Austerlitz được coi là một trong những chiến trường lớn nhất của Napoléon và là bằng chứng không thể bác bỏ được về thiên tài quân sự có 1 không 2 cua Napoléon,bởi vì nếu như những sai lầm của quân liên minh đã rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu làm họ thất bại thì con mắt phát hiện ra được những lầm lẫn đó ,lòng kiên nhẫn chờ đợi cho lầm lẫn đó chín mùi để quyết tâm giáng đòn quyết định, sự mau lẹ cực kỳ như chớp nhoáng để đánh tan kẻ địch, tất cả những cái đó của Napoléon đáng cho ta hoàn toàn khâm phục và không đủ lời khen ngợi. Trận Austerlitz là một sự kỳ diệu về chiến lược mà người ta sẽ không bao giờ quên được chừng nào còn chiến tranh."



FBC : Những câu chuyện chưa được biết vê hoàng đế Napoleon (trong kho)





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

29 thg 12, 2009

Những trận chiến của Napoleon (part V)

Trận Ulm (1805)




Napoleon lên ngôi hoàng đế

Đây là chiến địch đầu tiên của Napoleon trong vai trò hoàng đế Pháp.Sau khi biết tin chính xác quân Nga tiến sang nước Áo, Napoléon bỏ ý định tiến sang nước Anh và hướng các lực lượng chính của mình ra chống lại cuộc liên minh quân sự lần thứ 3 (Nga - Áo). Kế hoạch của Napoléon là tiến hành phòng thủ ở Italia và tập trung lực lượng chủ yếu dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình trên mặt trận Nadube. Về mặt chiến dịch, chiến thuật, Napoléon chủ trương tìm cách không cho liên minh sát nhập lại với nhau và dự định dùng cách đánh tỉa để buộc đối phương rời ra từng mảnh.

Thực hiện kế hoạch trên, theo lệnh Napoléon từ trại Boulogne (Tây Bắc Pháp), đại quân Pháp gồm 7 quân đoàn (186000 người) chia làm nhiều ngả, hành quân cấp tốc tiến về sông Danube có vị trí Ulm (Nam nước Đức) kiên cố án ngữ sườn bên trái. Chưa đầy 3 tuần lễ, một đoàn quân to lớn đối với thời bấy giờ đã di chuyển từ biển Manche đến sông Danube (hơn 1200 km) mà hầu như không có bệnh binh và người đi rớt lại phía sau. Đây là điều bất ngờ đối với khối liên minh quân sự lần thứ ba (Nga - Áo). Nhờ có kế hoạch hành quân cấp tốc, tất cả đã đến nơi tập trung xung quanh thành Ulm và dồn tướng Áo là Mack cùng phần lớn quân Áo như bị nhốt trong một cái túi.




Quân đoàn của Sout và Lannes cũng như kỵ binh của Murat đã vượt sông Danube và bất ngờ xuất kích vào sau lưng quân của Mack. Thấy tình hình nguy khốn, một bộ phận quân Áo chạy thoát về phía Đông, nhưng dại bộ phận bị vây dồn vào Ulm. Xung quanh Mack, vòng vây ngày càng thịt chặt. Mark muốn phá vây chạy trốn nhưng bị một tên gján điệp của Napoléon là Sunmaixte đánh lừa. Tên này quả quyết xin Mark cố thủ và chẳng bao lâu nữa Napoléon sẽ phải bỏ vây vì ở Paris đang có biến nổ ra một cuộc chống lại ông ta và thế là Mark đã trúng kế.

Ngày 15/10/1805, Nây và Lannes chiếm các cao điểm xung quanh Ulm. Tình thế của Mack trở nên tuyệt vọng. Napoléon cho người đến thương lượng đòi Mark phải đầu hàng và dọa nếu buộc phải đánh vào thì sẽ tiêu diệt hết. Ngày 20/10/1808, Mack đầu hàng, Napoléon thả cho Mark về, còn tù binh thì đưa sang Pháp.

Không nán lâu ở Ulm, Napoléon tiến thẳng đến Viên theo hữu ngạn sông Danube. Trong lúc truy kích, quân Pháp còn bắt thêm được rất nhieu tù binh. Số tổn thất của quân Áo lúc này đã lên tới 61000 người (32000 người ở Ulm, 29000 người bị bắt trước khi thành Ulm thất thủ) chưa kể số bị thương, bị chết, mất tích và một số bị bắt trong quá trình truy kích.

tienfbc - sưu tầm


FBC : Những chuyện chưa được biết về hoàng đế NAPOLEON - (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com