FANTASY bookcentre - Khơi nguồn trí tuệ!

Đến với FBC bạn sẽ được chăm sóc và phục vụ tận tình!
dù bạn chỉ ghé qua để hỏi thăm; đó là cam kết của chúng tôi

Add
: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Đối tác : Nhà sách Thế Giới ;

search

1 thg 1, 2010

Bernanke - "con mọt sách" quyền lực của năm 2009 (partI)


Nếu không có ông chủ đầy quyền lực của FED - Ben Bernanke - rất có thể cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm nay sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa. Với nhận định ấy, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn Ben Bernanke là "Nhân vật của năm 2009".




Người đàn ông là Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với cái trán hói, bộ râu màu xám và đôi mắt mệt mỏi ngồi trong văn phòng rộng thênh thang của ông ở Washington DC và nói về kinh tế.

Không có cái vẻ bệ vệ, ông cũng chẳng phải người ăn nói cuốn hút đến độ không dứt ra được. Ông cũng không vênh vênh theo kiểu "hãy nhìn tôi đi", "nghe tôi đây này" - điều thường thấy ở giới quan chức cao cấp tại Washington DC. Lập luận của ông không thiên lệch hay lý tưởng hóa, mà mạch lạch, căn cứ vào các dữ liệu và kết quả của những nghiên cứu mới nhất.

Khi không biết rõ điều gì đó, ông không nói ào ào cho qua đi hay tung hỏa mù mờ mịt. Ông điềm đạm như một giáo sư, điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì ông quả thực là giáo sư.

Nói cách khác, ông không giống với mẫu người môi giới quyền lực điển hình. Ông ngại xuất hiện chốn đông đúc. Ông không hứng thú với những buổi dạ tiệc ở Washington D.C, mà chỉ thích ăn tối bên vợ con. Sau bữa tối, ông và vợ thường chơi ô chữ hoặc đọc sách. Bởi vì ông, Ben Bernanke, là con mọt sách đích thực.

Ông chỉ vô tình là con mọt sách quyền lực nhất trên hành tinh này.

Bernanke, 56 tuổi, là Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), lực lượng quan trọng nhất nhưng lại ít được hiểu rõ, góp phần định hình nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Kể từ khi thị trường tín dụng toàn cầu bắt đầu bùng nổ, vị giám đốc với phong thái ôn hòa này đã mở rộng đáng kể những sức mạnh của FED và tạo ra một FED mới.

FED 2009 và FED của những năm 1930




Giáo sư Bernanke của ĐH Princeton là học giả hàng đầu về Đại Suy thoái. Ông hiểu rõ FED thụ động và cứng nhắc của những năm 1930 đã góp một tay tạo ra thảm họa như thế nào khi ngang bướng từ chối mở rộng nguồn cung tiền, thiếu sự sáng tạo và thử nghiệm.

Bernanke kiên quyết không để mình trở thành vị giám đốc FED điều khiển Đại suy thoái phiên bản 2.0. Vì vậy, khi sự rối loạn trong thị trường bất động sản của Mỹ di căn thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trên thị trường tài chính toàn cầu sau 80 năm, ông đã cho in hàng nghìn tỷ đô-la và đẩy chúng vào guồng quay kinh tế.

Ông còn tiến hành giải cứu hàng loạt những doanh nghiệp tư nhân đang trên bờ vực phá sản; hạ thấp tỷ lệ lãi suất xuống gần bằng 0; cho các quỹ tương hỗ, quỹ mạo hiểm, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư, các nhà sản xuất, bảo hiểm và những ai chưa bao giờ mơ đến việc nhận được tiền mặt cho vay từ FED; tiếp sức cho thị trường tín dụng đình trệ bằng tất cả mọi cách từ cho vay mua ôtô tới mua trái phiếu doanh nghiệp.

Cũng chính là ông đã tiến hành cuộc cách mạng tài chính bất động sản; mở rộng bảng cân đối kế toán của FED ra gấp ba lần so với quy mô hiện tại; và biến vũ đài phẳng lặng của nghiệp vụ ngân hàng thành sân khấu ứng biến liều lĩnh.

Bernanke không chỉ tái định hình chính sách tiền tệ của Mỹ. Ông dùng mọi nỗ lực để cứu nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ánh mắt ông đầy vẻ mệt mỏi.




Ông là Ben Cứu trợ, vị thánh bảo mệnh cho những gã đầu xanh ở phố Wall. Ông ưa thích lạm phát đến mù quáng, dồn dập đổ tiền vào nền kinh tế; và say sưa với nạn thất nghiệp, tảng lờ những tiếng kêu khóc trên phố Main để hành động quyết liệt hơn.

Những người theo chủ nghĩa tự do (kinh tế) và những người phản đối đều tìm mọi cách để ngăn ông tiếp tục đảm nhiệm nhiệm kỳ bốn năm lần thứ hai; còn Quốc hội Mỹ thì cân nhắc những dự luật tước đi của FED phần nào quyền lực và sự độc lập.

Vì vậy, Bernanke phải ngồi đây, trong chiếc áo sơ mi dính mực và bộ complet khoác ngoài đã cũ, để kiên trì giải thích những việc ông làm, tình hình hiện tại của người Mỹ và điều gì sẽ xảy ra sau đó.

Ông biết nền kinh tế hiện đang trong tình trạng tồi tệ, tỷ lệ thất nghiệp 10% là quá cao, các chủ ngân hàng trên phố Wall là những kẻ vô ơn tham lam, và phố Main đang rên xiết. Các ngân hàng tiếp tục đưa ra những khoản thưởng hậu hĩnh trong khi vẫn không chịu cho vay nhiều.

Về cơ bản, nước Mỹ đã vượt qua giai đoạn suy thoái, nhưng tăng trưởng vẫn còn rất yếu và phụ thuộc nhiều vào các chương trình của chính phủ.

"Tôi hiểu tại sao mọi người lại giận dữ. Tôi cũng như các bạn" - Bernanke trần tình. "Tôi không thuộc nhóm những kẻ coi đây là trò chơi. Tôi cũng xuất thân từ phố Main, từ một thị trấn nhỏ hiện đang bị suy thoái nặng nề. Tất cả những điều này đều rất chân thật".

Nhưng Bernanke cũng hiểu rõ nền kinh tế sẽ tồi tệ hơn rất, rất nhiều nếu FED không có những biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa cơn hoảng loạn. Có sự khác biệt rất lớn giữa tỷ lệ thất nghiệp 10% và 25%, giữa tăng trưởng yếu và tăng trưởng âm.

"Chúng ta đã tiến đến rất, rất gần với suy thoái... Thị trường đang trong giai đoạn sốc phản vệ" - ông trả lời Time trong một cuộc phỏng vấn. "Tôi cũng chẳng vui sướng gì với tình hình hiện tại, nhưng thế này đã tốt hơn rất nhiều so với khi chúng ta làm khác đi".


Tienfbc - sưu tầm

FBC :  Chiếc Lexus và cây Ô liu - Thomas L. Friedman (trong kho)




Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000 vnd

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn cho ý kiến để hoàn thiện dịch vụ của chúng tôi