FANTASY bookcentre - Khơi nguồn trí tuệ!

Đến với FBC bạn sẽ được chăm sóc và phục vụ tận tình!
dù bạn chỉ ghé qua để hỏi thăm; đó là cam kết của chúng tôi

Add
: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Đối tác : Nhà sách Thế Giới ;

search

28 thg 12, 2009

Bí mật về tài sản của Mao Trạch Đông




Mao Trạch Đông

Nói đến tài sản của Mao Trạch Đông là người ta nghĩ ngay đến tiền nhuận bút của ông. Nhuận bút của Mao Trạch Đông là một điều bí ẩn ít ai được biết.

Theo cựu Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng thì tổng cộng nhuận bút của Mao Trạch Đông có bao nhiêu, trước đây chỉ có ba người biết là Uông Đông Hưng, Chu Ân Lai và Trương Ngọc Phượng – thư ký cơ yếu của ông.

Trải qua bao năm, nhuận bút của Mao Trạch Đông được tính thế nào, khi còn sống ông đã sử dụng chúng thế nào, khi qua đời có để lại di chúc về khoản tiền này hay không?

Những vấn đề đó giờ đây liệu có phải đã không còn là điều bí mật nữa? Thực ra nhuận bút những tác phẩm của Mao Trạch Đông bao gồm các tuyển tập, văn tuyển, ngữ lục, bài viết riêng, thi từ là chính, cộng thêm tiền bản quyền của nước ngoài và tiền lãi trong ngần ấy năm cộng lại được bao nhiêu thì mãi đến tháng 9/2004 mới lần đầu tiên được tiết lộ trên các tạp chí Đảng sử bác thái Đảng sử văn uyển.



 Trung tuần tháng 7/2003, Phòng Nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương, ủy ban công tác các cơ quan trực thuộc trung ương, đã xin ý kiến Quốc vụ viện về việc có phải nộp thuế các khoản tiền nhuận bút xuất bản “Mao Trạch Đông tuyển tập” và tiền bản quyền ngoại văn tác phẩm của ông hay không.

Tranh luận mãi, đến lúc hỏi vậy tổng số tiền nhuận bút của Mao Trạch Đông tích lại là bao nhiêu? Bấy giờ mới biết tính đến tháng 5/2001, tổng số đã lên tới 131 triệu nhân dân tệ tức gần 16 triệu USD.

Nghe kể lại, vào tháng 10/1967, tức thời kỳ đầu Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã tự mình xem xét khoản nhuận bút của ông, đến lúc đó được trên 5,7 triệu nhân dân tệ.

Ông khoanh mực đỏ vào con số “5 triệu” rồi ghi bên cạnh “nộp đảng phí”. Bút phê đó đã bị “Tổ Cách mạng văn hóa trung ương” nắm lấy và làm to chuyện việc không chịu nộp đảng phí.

Tháng 12/1976, sau khi “bè lũ bốn tên” bị đổ, Mao Trạch Đông cũng đã qua đời, Uông Đông Hưng thu dọn tài sản của Mao Trạch Đông đã phát hiện ông có gửi tại Ngân hàng Trung ương khoản tiền nhuận bút là 75,82 triệu tệ, mở tài khoản dưới tên gọi “Tổ Đảng 2 Trung Nam Hải, Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc”.

Ngoài ra, ông còn mở tài khoản danh nghĩa cá nhân tại chi nhánh Trung Nam Hải, Ngân hàng Nhân dân trung ương với số tiền khoảng 800.000 đến 900.000 tệ.

So sánh các con số đó thì có thể thấy: Có tới 70 - 80% số tiền nhuận bút của Mao Trạch Đông là được nhận trong thời kỳ 10 năm Cách mạng văn hóa vì đó là thời kỳ “Mao tuyển” được ấn hành với số lượng rất lớn, phát hành rất rộng, đến thời kỳ cuối của Cách mạng văn hóa mấy trăm triệu người Trung Quốc ai cũng có trong tay các cuốn “sách đỏ” này.



 Vậy lúc còn sống, Mao Trạch Đông có rút tiền nhuận bút ra không và tiêu vào những việc gì? Vào tháng 4/1959 và tháng 10/1961, Mao Trạch Đông đã rút 220 nghìn tệ đem cho 7 nhân sỹ nổi tiếng ngoài đảng, trong đó cho ông Chương Sĩ Chiêu 100 nghìn (Vào tháng 4/1920, ông Chương đã tặng Mao khi đó đang gặp khó khăn ở Thượng Hải 20 nghìn đồng bạc.

Đầu năm 1966, Mao Trạch Đông lại rút ra 100 nghìn tệ đem cho Trình Tư Viễn. Từ 1965 đến tháng 2/1976, Mao Trạch Đông đã 9 lần rút tiền tổng cộng 380 nghìn và 20 nghìn USD đưa cho Giang Thanh.
Ông cũng 2 lần cho Uông Đông Hưng tổng cộng 40 nghìn tệ, trong đó có 15 nghìn cho gia đình Uông sửa nhà.

Về việc xử lý tài sản của Mao Trạch Đông để lại, chính quyền Trung Quốc đã có ý kiến: Mao Trạch Đông là người của toàn đảng, tác phẩm của Mao Trạch Đông là kết tinh trí tuệ toàn đảng, tiền nhuận bút mà ông để lại không phải để cho Giang Thanh và thân nhân.

Giang Thanh từng trước sau 5 lần tuyên bố bà ta có quyền thừa kế tài sản của Mao Trạch Đông, yêu cầu rút ra 50 nghìn tệ để cho hai con gái và những người thân, nhưng yêu cầu của bà ta đều bị từ chối.

Lý Mẫn và Lý Nạp, hai con gái của Mao Trạch Đông cũng đã từng yêu cầu được rút tiền nhưng đều bị từ chối. Tuy nhiên về sau Văn phòng Trung ương Trung Quốc đã chi cho họ 2 triệu tệ để mua nhà và chi tiêu.
Như trên đã đề cập, phần lớn tiền nhuận bút của Mao Trạch Đông là do các tác phẩm viết trong 10 năm Cách mạng văn hóa, gồm các cuốn “Mao tuyển” và “Ngữ lục” được in ấn số lượng rất lớn, phát đến tay mọi “quần chúng cách mạng”.



 Theo quy định hồi đó thì không được trả nhuận bút mới phải. Nhưng Mao Trạch Đông là lãnh tụ ở trên muôn người, nhuận bút là tiền trả cho công sức lao động, dĩ nhiên vẫn được trả với mức cao nhất, cho nên mới xuất hiện khoản tiền tới hơn 130 triệu tệ.

Tiền nhuận bút các cuốn “Mao Trạch Đông tuyển tập” mới in gần đây và tiền bản quyền ngoại văn đều phải nộp thuế theo nguyên tắc “mọi người bình đẳng trước pháp luật” và “mỗi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế”.

Về vấn đề này, Quốc vụ viện Trung Quốc có 3 ý kiến: Thứ nhất, xử lý tiền nhuận bút, tiền bản quyền tác phẩm của Mao Trạch Đông theo tính chất đặc biệt, tình hình đặc biệt nên không phải nộp thuế; Thứ hai, xử lý như tài sản đặc biệt của đảng; Thứ ba, nếu thân nhân Mao Trạch Đông xin nhận thì về nguyên tắc xử lý theo chính sách trước đây.

Tienfbc sưu tầm

FBC : Mao Trạch Đông dưới con mắt của một học giả nước ngoài





Giá thuê: 10.000.vnđ/tuần
Đặt cọc : bằng giá ghi trên bìa

Nhận mua và giao mọi sách của alphabooks
Giá : hóa đơn + 10.000

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc!

Add: số 6 ngõ 154 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nôi - hotline : 0912820263 - email : tienfbc@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mời bạn cho ý kiến để hoàn thiện dịch vụ của chúng tôi